HR
Duyệt các bài viết được gắn thẻ HR
170 bài viết

Băn khoăn ngành lập trình: Lựa chọn nào ở ngưỡng 30?
Một lập trình viên 30 tuổi sẽ có những suy nghĩ gì về tương lai? Những định hướng nào sẽ là sự lựa chọn phù hợp? Đó là những tâm sự chung của nhiều anh em lập trình chạm ngưỡng 30. Dựa vào tình hình thực tế, Station D sẽ phân tích những lối đi riêng mà dân lập trình lựa chọn. Đó là chặng đường kế tiếp họ sẽ trải qua trên hành trình nghề nghiệp của mình. Sau 30, có lẽ bạn sẽ nhận ra nhiều điều. Hết hứng thú với việc học và trải nghiệm lập trình? Lập trình dường như trở thành một công việc để nuôi sống bản thân? Vậy sự hứng thú trong nghề nghiệp liệu có tồn tại? Có phải là do sự xáo trộn hay những áp lực còn bủa vây chăng? T rải qua nhiều biến thăng trầm giai đoạn 20 – 30 tuổi, đây là lúc phù hợp nhất để dân lập trình có một định hướng rõ ràng và lâu dài. Tất nhiên, song hành cùng đó, niềm vui công việc rất quan trọng. Nhiều anh em lập trình họ chọn cách tiếp tục code để phát triển khả năng, nâng cao năng lực của bản thân. Họ chọn đó là công việc mà họ sẽ tiếp tục trải nghiệm. Một người bạn của tôi đã ngoài 40, anh ấy giờ đây xem việc code là một người bạn hằng ngày. Lúc này có lẽ động lực về niềm vui thể hiện rõ và những áp lực không còn quá lớn. Lối rẽ từ sự am hiểu chuyên môn lập trình – Hướng đi phổ biến định hình một chuyên gia Đã đến lúc có một chuyển mình mới cho sự nghiệp . Đó có thể là sự liều...

Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Front End Thường Xuất Hiện Trong Các Buổi Phỏng Vấn
Front-end và Back-end là một trong những vị trí quan trọng trong các dự án công nghệ thông tin, triển khai phần mềm. Để vượt qua vòng phỏng vấn, ứng viên nên có sự chuẩn bị kỹ càng ngay từ việc trang bị kiến thức, kỹ năng trả lời cũng như tham khảo một số mẫu câu phỏng vấn thường xuyên xuất hiện để làm quen trước. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số câu hỏi phỏng vấn Front End Developer mang tính chuyên môn được hỏi nhiều nhất. Tổng Hợp Những Câu Hỏi Phỏng Vấn Front End Thường Xuyên Xuất Hiện Trong Các Buổi Phỏng Vấn 1. Phân biệt những điểm khác nhau giữa Class selector và ID Selector trong CSS 2. DOM trong HTML được hiểu như thế nào? Nêu một số DOM Event bạn đã biết 3. Có những cách khai báo nào trong CSS? Trình bày về mức độ ưu tiên trong CSS? 4. Phân biệt Long-polling, Websockets và Server-sent Events 5. Bản chất của Responsive Tại sao Facebook không sử dụng responsive? 6. Điểm khác nhau của tag <span> và <div> là gì? 7. Bạn biết gì về BEM ? Có nên sử dụng BEM trong công việc không? 8. Phân biệt các phần tử relative, fixed, absolute và statically positioned element là gì? 9. So sánh SASS với LESS 10. Khi nào nên dùng ReactJS và khi nào nên dùng Angular? Xem thêm các việc làm tuyển dụng Front End lương cao trên Station D 11. Namespace và Cloresure trong JavaScript là gì? 12. Phân biệt Display với Visibility 13. Định nghĩa về CORS 14. Các tag Meta có ý nghĩa như thế nào? Những tags nào ảnh hưởng đến SEO trong HTML? 15. Phân biệt sự khác nhau giữa các yếu...

Bí quyết giúp chinh phục mức lương mơ ước cho ngành IT
Ngành IT được xem là một ngành có mức lương khá ổn định. Nhưng theo bạn, đâu là mức lương đáng mơ ước? Mặt khác, s ự thăng tiến về việc phát triển nghề nghiệp là điều mà bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn đạt được. Nhiều người thường suy nghĩ: Tại sao bản thân làm hoài nhưng vị trí vẫn thế? “Lúa” nhận vẫn lẹt đẹt là sao? Bao lâu nữa mình mới đạt được mức lương mơ ước? Với những trải nghiệm từ thực tế, Station D xin chia sẻ cho bạn về một số bí quyết để bạn có thể đạt được mức lương “xịn xò” nhé! Sự nắm bắt – Yếu tố quyết định sự thành công về lương Dù ra trường với mức lương nào, bạn cũng phải nghiêm túc cần mẫn . Điều quan trọng lúc này là bạn luôn phải không ngừng học hỏi, chăm chỉ để hoàn thiện khả năng . Để thăng tiến, cần phải có chiến lược! Những lý do làm kìm hãm sự thăng tiến của bạn Bước tiếp theo là xác định định hướng về vị trí của sự tăng tiến. Ví dụ, bạn muốn từ junior lên senior, từ nhân viên lên team leader. Hãy thử sức trải nghiệm nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau. Đây là sự nắm bắt về một quỹ đạo phát triển chung của con đường/lộ trình thực tế về kinh nghiệm. Khi có kinh nghiệm, không ai từ chối trả lương cho bạn cả. Tính lương gross sang net chuẩn, trải nghiệm ngay! 3 gợi ý giúp bạn tăng lương trong ngành IT Station D sẽ gợi ý 3 cách giúp bạn dễ dàng tăng lương nhất trong ngành IT (có thể là một freelancer IT .) Đó là...

NÊN & KHÔNG NÊN Để Đàm Phán Lương Thành Công Khi Phỏng Vấn
Mục đích cuối cùng khi đi tìm việc của mọi ứng viên chính là có được mức thu nhập như mong muốn. Và để buổi phỏng vấn thành công, đừng bao giờ xem nhẹ cách đàm phán lương với nhà tuyển dụng. Mức lương cao hay thấp sẽ được quyết định dựa vào cách người phỏng vấn được công ty đánh giá được năng lực chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm mà bạn thể hiện. Vậy phải làm thế nào để deal được mức lương như ý? Hãy nắm rõ những cách đàm phán lương khi phỏng vấn dưới đây để thương lượng thành công. Làm thế nào để deal lương thành công? Những điều “NÊN” để đàm phán lương đạt hiệu quả Nhiều khảo sát đã cho thấy rằng, hầu hết trong các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng luôn là phía nằm ở “kèo trên” và có ưu thế hơn so với ứng viên khi deal lương. Để thật sự đạt được mức thu nhập mình mong muốn, đừng bỏ qua những lời khuyên hữu ích này. 1. Nên nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường và mặt bằng lương của ngành Tùy vào mỗi ngành nghề khác nhau mà mức lương của mặt bằng chung trên thị trường sẽ có sự khác biệt. Bạn nên tìm hiểu về mức lương trung bình của ngành mình đang ứng tuyển và nếu có thể, hãy nghiên cứu về mức lương cụ thể với chuyên ngành chính của mình. Biết rõ mức lương thị trường và những yêu cầu kinh nghiệm với mỗi rank lương khác nhau sẽ giúp bạn biết được vị thế hiện tại của bản thân cũng như khả năng mà mình có thể đáp ứng trong công việc. Có nhiều cách khác nhau để...

Portfolio là gì? Những lỗi phổ biến khi làm portfolio
Portfolio là một trong những công cụ thiết yếu giúp bạn thể hiện năng lực, kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình trong bất kỳ lĩnh vực nào. Từ những nhà thiết kế đồ họa đến nhiếp ảnh gia, từ nhà văn đến nhà tiếp thị, việc có một portfolio chuyên nghiệp vô cùng quan trọng để thu hút sự chú ý của các nhà tuyển dụng, khách hàng và đối tác tiềm năng. Portfolio là gì? Portfolio là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực sáng tạo, thiết kế và tiếp thị. Đây là một bộ sưu tập các tác phẩm, mẫu thiết kế, dự án hoặc kinh nghiệm được chọn lọc để thể hiện kỹ năng, năng lực và thành tựu của một cá nhân hoặc tổ chức. Với vai trò là một công cụ quan trọng trong việc thể hiện giá trị và năng lực chuyên môn, portfolio đang ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong quá trình tuyển dụng. Mục đích chính của portfolio là cung cấp cho người xem một cái nhìn tổng quan về phong cách, kỹ năng và khả năng của bạn trong một lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Các thành phần chính: Một portfolio thông thường bao gồm các yếu tố sau: Tác phẩm: Các tác phẩm xuất sắc nhất hoặc liên quan nhất Dự án: Các dự án đã tham gia hoặc hoàn thành Tiểu sử và thông tin liên hệ: Thông tin giới thiệu về bạn và cách mọi người có thể liên hệ Lời chứng thực: Phản hồi từ khách hàng hoặc đồng nghiệp Mục lục: Mục lục các dự án và tác phẩm Các loại portfolio phổ biến Có nhiều loại portfolio khác nhau tùy thuộc vào mục đích và lĩnh...

Độ dài lý tưởng của một mẫu CV tiếng Việt cho IT?
Mẫu CV IT tiếng Việt là công cụ để thể hiện bản thân một cách hiệu quả nhất đối với nhà tuyển dụng. 3s, 5s hay 10s để đủ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng IT. Điều đó còn phụ thuộc vào độ dài CV của bạn. Vậy đâu là độ dài nào là lý tưởng cho một CV đủ “chất”? Đừng lo lắng về tiếng việt của bạn! Vì bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó. Yếu tố nào quy định độ dài của một CV IT tiếng Việt? CV có độ dài lý tưởng sẽ thể hiện mức độ phụ ứng giữa những trải nghiệm chuyên môn; các kinh nghiệm mà mỗi ứng viên đúc kết được trong sự nghiệp. Đâu là độ dài lý tưởng cho một CV IT tiếng Việt? CV dài 1 trang Đối với CV cho sinh viên IT mới ra trường (CV IT student) thì CV một trang là sự lựa chọn hoàn hảo và an toàn nhất. Đơn giản vì họ chưa có nhiều kinh nghiệm. Họ còn “non” trong một môi trường IT khá cạnh trạnh. Đây cũng là thời điểm tốt để họ bắt đầu những trải nghiệm, tích lũy để nâng cấp cho CV của mình. Xem thêm các vị tri tuyển dụng IT nổi bật tại Keizu Vietnam 2 trang CV liệu có quá dài Tất tần tật về mẫu đơn xin nghỉ phép dành cho IT Mẫu IT Programmer CV ấn tượng cho lập trình viên Mẫu CV IT Administrator chuẩn nhất 2024 Nếu xét trong một phạm vi lý tưởng, mẫu CV IT tiếng việt sẽ có độ dài tiêu chuẩn 2 trang CV. Một khảo sát thực tế cho thấy đó là sự yêu thích của 91% nhà...

Làm thế nào để IT và HR hiểu nhau hơn?
Sự chuyển đổi công nghệ số đã loại bỏ được rất nhiều công việc khó khăn hằng ngày liên quan đến nhân sự. Perry Oostdam, đồng sáng lập và CEO của Recruitee chia sẻ rằng nhân sự (HR) đã từng là bộ phận thụ động bởi những thủ tục giấy tờ, nhưng công nghệ tự động hoá các hoạt động về biên chế, lương bổng và quyền lợi của nhân viên đã giảm bớt những công việc nhàm chán, giải phóng các chuyên gia HR, giúp họ tập trung nhiều hơn vào chiến lược sáng tạo và kỹ năng phân tích. “Công nghệ giúp tăng năng suất, nâng cao hiệu quả là một điều không thể phủ nhận”. Điều quan trọng hơn nữa là công nghệ đã giúp HR thêm động lực để đổi mới. Thay vì dùng cả ngày chỉ để duy trì bits and mảng số liệu trên giấy tờ, bây giờ HR có thể có thời gian và công cụ để tối ưu hoá và tái tạo lại quá trình này,”- ông ấy nói. Tuy nhiên, khi công nghệ được áp dụng ngày càng rộng rãi, các chuyên gia HR sẽ cần đánh giá mối quan hệ của họ với bộ phận IT. Oostdam chia sẻ rằng đối với mỗi công ty, có một sự đối đầu cơ bản truyền thống giữa hai bộ phận này, nhưng mà điều quan trọng là công nghệ chuyển đổi ngày càng nhanh chóng sẽ làm thay đổi thái độ lạc hậu này. CẦN SỰ HỢP TÁC ĐỂ TÌM RA ĐƯỢC PHẦM MỀM HỖ TRỢ CHO HR TỐT NHẤT Có rất nhiều platforms HR áp đảo trên thị trường để hỗ trợ HR, tuy nhiên phòng IT có thể giúp phòng HR bằng cách sắp xếp và xác định rõ những...

Bức tranh toàn cảnh về thị trường lập trình Việt Nam 2016
Năm 2016 đang dần trôi qua và đây là thời khắc để cũng nhìn lại bức tranh toàn cảnh về ngành lập trình Việt Nam nói chung và nhân sự ngành nói riêng bắt nguồn từ sự thay đổi về công nghệ và những xu hướng mới trong hoạt động của doanh nghiệp. Bạn có thể tải miễn phí ngay bản báo cáo tại đây Về công nghệ, bên cạnh sự tăng trưởng bền vững trong số lượng các lập trình viên web, các ứng viên có kiến thức, kỹ năng liên quan đến lập trình mobile đang dần được ưa chuộng nhiều hơn. Ngay cả Big Data cũng sẽ chuyển qua các “sân khấu nhỏ” hơn để hỗ trợ cho làn sóng mới này. Bên cạnh đó, những kỹ năng về UX/UI, phân tích dữ liệu, công nghệ về AI (trí thông minh nhân tạo) đang có bước đà trong năm 2016, cũng được dự báo sẽ bùng nổ mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Về mô hình doanh nghiệp, các công ty startup tiếp tục nở rộ về số lượng khiến nhu cầu tuyển dụng lập trình viên gia tăng. Một trong những đề tài được nhắc đến nhiều nhất là thiếu hụt nhân sự có tay nghề cao. Nhân sự cấp cao khan hiếm khiến nhiều doanh nghiệp có nhiều hoạt động tuyển dụng đa dang để thu hút nhân tài và đưa ra các chế độ lương thưởng phù hợp nhằm giữ chân nhân viên, đáp ứng các hướng đi dài của công ty. Nhìn chung, lập trình viên giờ không chỉ là những người “thợ” thuần gia công ứng dụng, mà họ còn phải được trang bị kiến thức cũng như những kỹ năng tổ chức quản lý đội ngũ. Theo các thống kê...

Nên đặt câu hỏi gì khi phỏng vấn vào 1 công ty công nghệ?
Khi tôi, ở vị trí senior, ứng tuyển vào MIT cho vị trí full-time đầu tiên, phần khiến tôi lo sợ nhất không phải là thiết kế thuật toán hay phân tích phức tạp gì, mà chính là khoảnh khắc vào cuối buổi phỏng vấn – khi được hỏi: “Bạn có câu hỏi gì với công ty không?” Tôi thực sự rất lo, không biết liệu nếu mình đặt ra câu hỏi khó có khiến họ có cái nhìn thiếu thiện cảm với mình và làm giảm khả năng nhận được offer hay không. Tôi càng không muốn thể hiện mình là 1 người khó làm việc cùng. Trên tất cả, tôi không chắc mình nên hỏi cái gì để thực sự hiểu rõ về công ty đó. 2 năm rưỡi sau, tôi giờ đây đã là software engineer full-time tại Quora và đã trải qua hơn 150 giờ phỏng vấn các ứng viên. Cuối mỗi buổi phỏng vấn, tôi luôn dành ra 5-10 phút để cho phép các ứng viên đặt bất kì câu hỏi nào họ muốn. Vào khoảng thời gian đó, tôi thực sự đánh giá rất cao nếu ai đó đặt ra những câu hỏi đúng trọng tâm. Câu hỏi của họ giúp tôi tập trung vào những yếu tố mà họ thực sự hứng thú, thay vì chỉ nói chung chung về công việc. Dù bạn xin vào vị trí thực tập hay full time, việc đặt cho người phỏng vấn câu hỏi là 1 trong những việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm. Lý do là vì: Có những chuyện về 1 công ty mà bạn chỉ có thể biết được bằng cách thực sự nói chuyện với những người làm việc tại đó. Rất nhiều khía cạnh liên quan đến công...

Bill Gates, Elon Musk và Stephen Hawking cảnh báo về việc làm trong tương lai
“Tự động hóa trong nhà máy đã dần dần thay thế con người các công việc sản xuất truyền thống và sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo có khả năng lấn sang những công việc trung lưu chỉ còn lại công việc bảo dưỡng, sáng tạo hoặc giám sát.”- Stephen Hawking “Khúc hành ca” quan ngại về việc robot đang nhanh chóng chiếm mất công việc của con người. Dưới đây là lời của Elon Musk tại Hội nghị cao cấp Chính phủ thế giới diễn ra tại Dubai: “Đối phó với thất nghiệp hàng loạt? Đây là thách thức lớn của xã hội. Sẽ ngày càng ít công việc mà robot làm không tốt bằng con người. Đây không phải là điều mà tôi mong muốn xảy ra. Chỉ đơn giản là tôi nghĩ nó sẽ đến sớm thôi.” – Elon Musk Và hôm nay, Bill Gates đã đề xuất với chính phủ nên bắt đầu đánh thuế robot giống như cách chúng ta đánh thuế người lao động bình thường: “Chúng ta đang bước qua giai đoạn thay đổi chớp nhoáng, rất nhiều công việc truyền thống đều bị thay thế cùng một lúc. Vì vậy, bạn biết đấy, công việc dọn kho, lái xe, dọn phòng và các công việc tương tự, chắc chắn sẽ biến mất trong 20 năm tới.” – Bill Gates Công việc đang biến mất nhanh hơn nhiều so với những gì mà bạn có thể tưởng tượng. Trong năm 2013, các nhà hoạch định chính sách lờ đi lời cảnh báo của hai nhà kinh tế học Oxford rằng 45% của tất cả việc làm ở Mỹ có thể được tự động biến mất trong vòng 20 năm tới. Nhưng ngày hôm nay điều đó đã trở thành sự...

Mẫu CV Junior Developer cực thu hút cho dân IT
Lập trình viên sẽ viết CV Junior Developer như thế nảo? Có những điều gì thú vị xoay quanh ? Ứng viên IT cần làm gì để CV của mình ăn điểm với nhà tuyển dụng. Cùng Station D theo dõi bài viết sau đây để biết cách viết CV Junior Developer cực chuẩn. Thông tin cá nhân của bạn Hãy cung cấp các thông tin về: Số điện thoại Email Kênh liên hệ cá nhân (nếu có) Ngoài ra, bạn có thể dẫn một số link tài khoản networking cá nhân để gia tăng mức độ chuyên nghiệp như LinkedIn, Skype,… Một điều đặc biệt nữa là hãy chọn một bức hình thật phù hợp trong CV Junior Developer của mình. Mục tiêu phát triển nghề nghiệp Mục này, bạn cần chia sẻ nhựng mục tiêu phát triển rõ ràng, đúng trọng tâm, tránh lan man. Cách viết CV giúp lập trình viên ghi điểm với nhà tuyển dụng 5 mẹo và mẫu CV IT để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng! Ví dụ: Tôi apply với mục đích: Học tập, trải nghiệm với một mọi trường làm việc chuyên nghiệp hơn. Tôi muốn làm việc tại … với vị trí Junior Developer và mục tiêu ngắn hạn/dại hạn của tôi là… trở thành…. Đồng thời, viết CV giúp bạn định hình và có những trải nghiệm tốt hơn. Trường hợp bạn ứng tuyển các vị trí khác như freelancer it hay Senior Developer đều sẽ đạt hiệu quả ứng tuyển cao hơn. Là một Junior , kinh nghiệm của bạn chưa nhiều. Nhưng nếu được hãy khéo léo đưa thêm một số mô tả về các điểm nổi trội của bạn. + Những trải nghiệm việc làm (Junior chưa cần đề cập số năm kinh nghiệm) +...