Python
Duyệt các bài viết được gắn thẻ Python
104 bài viết

Lập Trình với Game Flappybird Python
Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Chí Thức Vào những năm 2014, tựa game flappybird miễn phí bình thường trong nước và quốc tế. Game flappybird có đồ họa đơn giản dễ chơi nhưng rất khó để đạt được điểm cao. Luật chơi vô cùng đơn giản, bạn chỉ điều khiển các chú chim vượt chướng ngại vật. Mỗi lần vượt qua, bạn sẽ được cộng một điểm, nhưng nếu bạn để chú chim chạm vào các vật thể khác, thì bạn sẽ bị thua. Bắt đầu lập trình: Nhập các yêu cầu thư viện. Tạo một lớp Bird. Hàm khởi tạo. Hàm bật sound. Lưu ý : Ở đây mình dùng một tập tin có âm thanh click. Chỉ sử dụng âm thanh có đuôi là .wav với Bitdepth là 16. Hàm để vẽ các hình ảnh. Hàm display point. Colunm method. Hàm run. Lưu ý: Các bạn ghi chú vào phần chú thích . Kiểm tra xem con chim chạm cột. Mình sẽ kiểm tra xem chim có cột vào các trường hợp như sau. Và cũng tương tự như chim chạm vào tường. Run try. Hoàn thành Vậy là chúng ta đã hoàn thành rồi. Nếu các bạn thấy hay thì hãy chia sẻ bài để ủng hộ mình nhé. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các việc làm Python hoặc tin tuyển dụng Game Developer để hiểu thêm về những yêu cầu cũng như công việc nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc. Ứng tuyển ngay các vị trí tuyển dụng lập trình Game lương cao trên Station D Bài viết gốc được đăng tải tại ucode.vn Xem thêm: Khởi Đầu Dự Án Python Như Thế Nào Để Thuận Tiện Phát Triển Lên Hướng dẫn từng bước lập trình web với...

Python free variable
Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Việt Hưng Python có 2 loại variable (biến): local, global, và free (đếm từ 0, tất nhiên). Xem thêm nhiều việc làm Python hấp dẫn trên Station D binding x = 42 trong Python đọc là bind name x tới object 42. Tham khảo thêm tại bài Python call by gì? 3 loại variable trong Python global variable Đoạn code sau print ( x ) x = 42 x viết sát lề, gọi là global variable. Chạy đoạn code trên sẽ hiện ra exception: NameError : name 'x' is not defined do code dùng x trước khi x được bind tới object 42. local variable Đoạn code tiếp theo, chạy sẽ thấy gì? Gợi ý: không phải NameError: def foo (): print ( x ) x = 42 foo () x = 42 nằm trong 1 block (trong thân function hay class), gọi là local variable. Trong 1 block, dùng 1 variable/name trước khi bind nó (tức là có bind, nhưng bind sau khi dùng), exception sẽ xảy ra là UnboundLocalError : local variable 'x' referenced before assignment free variable def foo (): print ( x ) foo () Xóa x = 42 trong ví dụ phần local, ta chạy đoạn code này, lại thấy NameError. NameError : name 'x' is not defined Lần này không xảy ra UnboundLocalError, do đoạn code không bind x = 42 trong thân function (block). x ở đây là một free variable. Free variable hoạt động theo cách … rất tự do. Khi không tìm thấy x trong foo, Python sẽ đi tìm x ở global (bên ngoài function foo). x = 42 def foo (): print ( x ) x = 96 foo () x = 100 Màn hình sẽ hiện ra 42...

Tài liệu làm chủ Python trong vòng 4 tuần (Phần 2)
Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, thông dịch, mã nguồn mở, đa mục đích và là ngôn ngữ lập trình được dùng khá phổ biến trên thế giới hiện nay. Là một ngôn ngữ có danh tiếng rất tốt trong giới lập trình, đã được sử dụng để viết nhiều chương trình phổ biến như Youtube, DropBox, Google, Instagram, và Spotify. Việc làm python lương cao cho bạn Hai lợi thế chính của Python nằm ở sự đơn giản và linh hoạt của ngôn ngữ. Với cú pháp đơn giản của nó giúp các developer dễ dàng tìm hiểu, đọc và chia sẻ. Theo một báo cáo, có tới 145.000 custom-built software package đã được tải lên cho online repository. Chúng trải dài từ nhiều lĩnh vực bao gồm từ phát triển trò chơi đến thiên văn học, và có thể được cài đặt và thêm vào một Python program chỉ trong tích tắc. Sự linh hoạt này này có nghĩa là những cơ quan tình báo có thể sử dụng nó cho hacking, Google cho thu thập dữ liệu các trang web, Pixar để tạo phim và Spotify để giới thiệu các bài hát. Một trong số các gói phổ biến nhất là “machine learning”, được dùng cho những task với các gói data số lượng lớn mà vốn sẽ bất khả thi nếu dùng sức người. Sau Phần 1 , Station D tiếp tục giới thiệu đến bạn series video “LÀM CHỦ PYTHON TRONG VÒNG 4 TUẦN” phần 2: 4. Các vòng lặp 5. Cách sử dụng một số hàm quan trọng thường gặp 6. Cách xây dựng hàm Station D sẽ tiếp tục phần tiếp theo của “series” khi bạn đã “tinh thông” Phần 2 nhé! Tài liệu làm chủ Python trong vòng 4...

Python: Tạo một máy chủ HTTP đơn giản
Bài viết được sự cho phép của tác giả Phạm Văn Nguyên Web sever có ở khắp mọi nơi. Cho dù bạn là loại kỹ sư phần mềm nào, tại một số thời điểm trong sự nghiệp, bạn sẽ phải tương tác với các máy chủ web. Có thể bạn đang xây dựng một máy chủ API cho dịch vụ phụ trợ. Hoặc có thể bạn chỉ đang cấu hình một máy chủ web cho trang web của bạn. Trong bài viết này, tôi sẽ đề cập đến cách tạo máy chủ web http cơ bản nhất trong Python. Nhưng vì tôi muốn chắc chắn rằng bạn hiểu những gì chúng tôi đang xây dựng, tôi sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan trước tiên về máy chủ web là gì và cách chúng hoạt động. Nếu bạn đã biết máy chủ web hoạt động như thế nào, thì bạn có thể bỏ qua trực tiếp đến phần này. Việc làm python lương cao cho bạn Máy chủ HTTP là gì? Máy chủ web HTTP không có gì ngoài một quy trình đang chạy trên máy của bạn và thực hiện chính xác hai điều: 1- Listen các yêu cầu http đến trên một địa chỉ TCP socket cụ thể (địa chỉ IP và số cổng mà tôi sẽ nói về sau) 2- Xử lý yêu cầu này và gửi phản hồi lại cho người dùng. Cụ thể thì hãy xem ví dụ sau: Hãy tưởng tượng bạn kéo trình duyệt Chrome của mình lên và nhập www.yahoo.com vào thanh địa chỉ. Tất nhiên, bạn sẽ nhận được trang chủ Yahoo được hiển thị trên cửa sổ trình duyệt của bạn. Nhưng những gì thực sự chỉ xảy ra? Trên thực tế rất nhiều điều đã xảy ra và...

Flask python là gì? – Những điều cần biết
Flask Python WTF, xin lỗi anh em nhưng không có gì là bậy bạ ở đây nha. FlaskWTF mà F ở đây là Forms. Ông này là một plugin hỗ trợ integration giữa Flask và WTForms. Ông WTForms lại là form validation và form render viết bằng Python. Ối dồi sao cái tên nhạy cảm thế. Bậy nào bậy nào À mà giật tít vậy thôi chứ bài viết này tập trung nhấn nhá, nhấn tới nhấn lui và giải thích về Flask Python nha. 1. Flask Python là gì? Flask Python là web framework (giúp anh em xây dựng và phát triển web application). Framework thì anh em biết rồi, thay vì phải dựng trăm thứ bằng tay thì framework sẽ xử giúp anh em. Cứ xài là có, cứ cần là dùng. Flask Python giúp phát triển web nhanh hơn, dễ dàng hơn. Nói chung chung vậy chứ cũng phải tổng kết lại một vài ý ha. Đầu tiên Flask xây dựng trên ngôn ngữ Python Flask xây dựng một phần core nhỏ gọn, dễ dàng mở rộng gọi là microframework Microframework này của Flask tất nhiên không bao gồm trong đó phần ORM (Object Relational Manager). Core chỉ là core và nó chứa những thứ cơ bản nhất. Flask có nhiều thứ hay ho như url routing, template engine (kỹ hơn sẽ nói ở phần sau nha anh em). Xin mạn phép đá qua tí về microframework. Sợ là sợ đôi khi đọc microframework anh em lại tò mò. Mà tò mò lại không nói ra thì cũng dở. Nên thôi cứ viết ra đây cho anh em. Python là gì? Tổng hợp kiến thức cho người mới bắt đầu 2. Microframework Anh em cứ tách keywork ra thành micro (nhỏ) và framework. Hai thứ này làm...
![[Python cơ bản thường dùng trong công việc] Phần 2 : Cú pháp thông dụng](https://img-cdn.stationd.blog/w800-h600/featured/python-syntax-cu-phap-thong-dung-218x150_20250424021719_be136437.png)
[Python cơ bản thường dùng trong công việc] Phần 2 : Cú pháp thông dụng
2.1. Biến số Khai báo biến bằng một câu lệnh gán. a = 1 bạn có thể gán nhiều loại giá trị (số, chuỗi) cho một biến. a = 1 a = 'Hello World' = [1, 2, 3] = [1.2, 'Hello', 'W', 2] 2.2. Toán tử số học Python cũng hỗ trợ một số toán tử toán học thông dụng như: + phép cộng - phép trừ * phép nhân / phép chia % phép chia lấy dư (modulo) Việc làm lập trình python lương up to 20M 2.3. Boolean và Toán tử logic Giá trị đúng và sai tương ứng là True và False . not để đảo giá trị. and phép tính logic và (AND). or phép tính logic hoặc (OR). Một số phép so sánh thông thường như < (bé hơn), <= (bé hơn hoặc bằng), > (lớn hơn), >= (lớn hơn hoặc bằng), == (bằng), != (khác) để so sánh 2 giá trị. Hỗ trợ dạng so sánh kép như: x = 2 1 < x < 3 # True 10 < x < 20 # False 3 > x <= 2 # True 2 == x < 4 # True Toán tử kiểm tra phần tử trong một tập hợp: – in kiểm tra có tồn tại – not in kiểm không tồn tại 'good' in 'this is a greate example' # False 'good' not in 'this is a greate example' # True 2.4. Cấu trúc điều khiển Python hỗ trợ một số cấu trúc điều khiển thông dụng. Hầu hết các cấu trúc điều khiển đều dựa vào thụt đầu dòng (indention) để tạo thành một block xử lý, thay vì sử dụng { … } như các ngôn ngữ khác (PHP, Javascript) 2.4.1. If…elif…else if condition1 : indentedStatementBlockForTrueCondition1 elif condition2 : indentedStatementBlockForFirstTrueCondition2 elif...
![[Python cơ bản thường dùng trong công việc] Phần 4 : Class](https://img-cdn.stationd.blog/w800-h600/featured/class-trong-python-218x150_20250424021713_6f3f3170.png)
[Python cơ bản thường dùng trong công việc] Phần 4 : Class
Lập trình hướng đối tượng là một khái niệm không thể thiếu trong hầu hết các ngôn ngữ thông dụng hiện nay. Python cũng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng với các khái niệm Class, Object, Override… Tìm việc làm python lương cao cho bạn 4.1. Khai báo một Class Khai báo một class theo cú pháp sau: class myclass([parentclass]): assignments def __init__(self): statements def method(): statements def method2(): statements Ví dụ một class: class animal(): name = '' age = 0 def __init__(self, name = '', age = 0): self.name = name self.age = age def show(self): print 'My name is ', self.name def run(self): print 'Animal is running...' def go(self): print 'Animal is going...' class dog(animal): def run(self): print 'Dog is running...' myanimal = animal() myanimal.show() myanimal.run() myanimal.go() mydog = dog('Lucy') mydog.show() mydog.run() mydog.go() Sau khi thực thi sẽ cho ra kết quả: My Name is Animal is running... Animal is going... My Name is Lucy Dog is running... Animal is going... Trong ví dụ trên thì: animal và dog là 2 class. Trong đó class dog kế thừa từ class cha là class animal nên sẽ có các phương thức của class animal . name và age là thuộc tính (Attribute) của class. Phương thức __init__(self) là hàm tạo của class. Hàm này sẽ được gọi mỗi khi có một object mới được tạo (từ một class), gọi là quá trình tạo instance. show() , run() và go() là 2 phương thức của 2 class. Khi khai báo phương thức có kèm tham số self dùng để truy cập ngược lại object đang gọi. Lúc gọi phương thức thì không cần truyền tham số này. Phương thức run() của class dog gọi là override của phương thức run() của class animal . << Phần 3: phân...

Python cơ bản cho ứng dụng trong công việc
Hiện nay, Python là một trong những ngôn ngữ lập trình đang được chú ý bởi tính đa dạng về ứng dụng, thư viện phong phú và cộng đồng đông đảo. Hiện tại python có thể ứng dụng vào sử lý dữ liệu lớn (BigData), Machine Learning hay làm web… Series Python cơ bản được tác giả Võ Duy Tuấn ghi chép trong quá trình dùng python để xử lý những tác vụ trong công việc mà Php đáp ứng khá chậm. Vì vậy đôi khi về phần back end, dùng python sẽ đem lại sự tối ưu perfomance, sách được chia làm 15 chương, mỗi chương sẽ trình bày 1 khía cạnh của Python mà tác giả đã gặp, sẽ rất hữu ích khi bạn biết các kiến thức này trong việc áp dụng Python vào công việc trong tương lai. Tuyển dụng python nhiều ngành nghề hot cho bạn Chapter 1 Python là một ngôn ngữ phiên dịch (Interpreter Language), tức là không cần build thành file thực thi mà chạy trực tiếp như PHP. Hiện tại Python có 2 nhánh chính là 2.x và 3.x. Ở nhánh 2.x đã dừng phát triển và đang đứng ở phiên bản 2.7. Nhánh Python 3.x thì vẫn đang được tiếp tục phát triển. Website chính thức của Python: www.python.org Module trong Python Cài đặt Python hỗ trợ hầu hết các nền tảng và rất dễ tìm thấy sẵn trên một số hệ điều hành như Mac OS… Để biết là hệ thống của bạn đã cài Python chưa, có thể vào màn hình command line và gõ: $ python --version Nếu đã cài đặt python thì sẽ hiển thị thông tin phiên bản python. Nếu báo lỗi thì đồng nghĩa với bạn chưa cài đặt Python. Có thể tham khảo...