Interview Tips

Duyệt các bài viết được gắn thẻ Interview Tips

31 bài viết

Cách trở thành 1 Kỹ sư Phần mềm thực tập chỉ với 4 tháng tự học

Cách trở thành 1 Kỹ sư Phần mềm thực tập chỉ với 4 tháng tự học

Mình không thể ngờ rằng mình đã trở thành kỹ sư phần mềm thực tập tại 1 công ty có tiếng chỉ với 4 tháng tự học, dù từng là 1 tay mơ và tự học lập trình chỉ vào khoản tháng Giêng đầu năm. Trong xã hội ngày nay, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, để tìm 1 internship (thực tập) khá là khó khăn, nói chi là trở thành 1 kỹ sư phần mềm thực tập , nhất là đối với 1 tay lơ-tơ-mơ như mình. Trải qua cả 1 quá trình dài với khá nhiều công đoạn: gửi CV IT nè, nghiên cứu để trả lời các câu hỏi chuyên ngành, dĩ nhiên nó làm mình ám ảnh trong suốt 1 thời gian, và phần tệ hơn: các bạn sẽ trải qua nó hết lần này đến lần khác. Và để nhận được lời đề nghị cho bản thân như bây giờ, các bạn chắc cũng không ngờ là mình đã phải rải đơn tới hàng trăm công ty, nước chảy đá mòn, giờ thì mình đã quá quen thuộc với những khó khăn này rồi. Đừng quá lo lắng, mình đã làm được, vậy thì các bạn, các lập trình viên , cũng sẽ làm được, chỉ cần cứng rắn 1 tí và học đúng phương pháp thôi. Giới thiệu khá dài dòng rồi, giờ mình sẽ đi vào phần chính, và dưới đây là bản ghi chép các bước hướng dẫn và những bước quan trọng qua kinh nghiệm để trở thành 1 kỹ sư phần mềm thực tập mà mình đã trải qua và đã thực hiện. BƯỚC 1: ĐỂ TRỞ THÀNH KỸ SƯ PHẦN MỀM THỰC TẬP – HÃY HỌC CĂN BẢN !!! Rõ ràng dù có là thiên tài và làm...

By stationd
Trưởng bộ phận tuyển dụng của Linkedin làm gì đầu tiên với ứng viên khi phỏng vấn?

Trưởng bộ phận tuyển dụng của Linkedin làm gì đầu tiên với ứng viên khi phỏng vấn?

Bài viết lý giải nguyên nhân tại sao mỗi khi phỏng vấn ứng viên, Trưởng bộ phận tuyển dụng của Linkedin – Brendan Browne – lại đưa cho họ 1 cây bút đánh dấu xóa được, yêu cầu họ đến thẳng chiếc bảng trắng treo trên tường. Browne đã cầm lái đội ngũ tuyển dụng của kênh mạng xã hội nổi tiếng Linkedin từ năm 2010, và trong quá trình xây dựng đội ngũ của mình, anh đã tìm ra được 1 bài tập mới lạ, nhờ đó Browne biết được có nên tuyển ứng viên đó hay không. Bất kể đang tuyển vị trí gì, Browne cũng sẽ hỏi ứng viên: “Điều bạn tâm huyết nhất trong cuộc sống là gì? Hãy sử dụng bảng trắng kia, giải thích cho tôi quy trình hoạt động của nó” “Vì đây là 1 tình huống khá mơ hồ nên các ứng viên có khuynh hướng trả lời 1 cách rất tự nhiên” Ví dụ, nếu 1 ứng viên thích uống bia tự pha khi có thời gian rảnh, anh ta sẽ vẽ ra 1 quy trình pha bia và giải thích quy trình đó. Tương tự với 1 ứng viên có đam mê theo vai trò cụ thể (role-specific) như product management. 4 điều mà Browne học được từ bài tập này: Điều gì khiến các ứng viên quan tâm sâu sắc nhất? 2. Họ có thể giải thích về bản thân ở mức độ nào? 3. Cách suy nghĩ về quy trình? 4. Cách giải quyết câu hỏi/ tình huống… mơ hồ? Nhờ có bài tậ trên, Browne đã thể hiện rõ quan điểm của CEO của LinkedIn CEO, Jeff Weiner về 1 nhân viên lý tưởng sẽ phù hợp với 3 mảng sau: mơ những điều lớn lao, biết...

By stationd
Lập trình viên tại Việt Nam cần ít nhất 5 năm để hiểu rõ một công nghệ!

Lập trình viên tại Việt Nam cần ít nhất 5 năm để hiểu rõ một công nghệ!

Station D via Noria Xem ngay những tin đăng tuyển dụng IT mới nhất trên Station D

By stationd
Bí mật giúp bạn thành công khi phỏng vấn (P1)

Bí mật giúp bạn thành công khi phỏng vấn (P1)

Nếu bạn đã từng tham gia phỏng vấn, hoặc tìm kiếm trên Google về vấn đề này, rất có thể bạn đã nghe nói về cuốn sách bán chạy Cracking the Coding Interview của tác giả Gayle Laakmann McDowell . Cuốn sách của McDowell đã nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển cho những ai muốn làm việc cho những gã khổng lồ như Facebook , Amazon và Salesforce . Với sơ yếu lý lịch bao gồm các vị trí tại Google , Microsoft và Apple , cô ấy có đủ uy tín và kinh nghiệm để viết nên tuyệt phẩm đó. 300+ vị trí PHP đang chờ bạn tại Station D Gần đây, McDowell đã nói chuyện với Emily Moore của Glassdoor để chia sẻ một số mẹo hay để vượt qua các kỳ phỏng vấn cam go – hãy cùng xem để biết cách thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn tại các công ty mà bạn luôn mơ ước. Glassdoor: Giữa HackerRank, whiteboarding, paired programming v.v Hiện nay các kiểu phỏng vấn rất đa dạng. Theo chị ứng viên thực sự mong muốn điều gì nhất ở một buổi phỏng vấn ? McDowell: Một buổi phỏng vấn điển hình bắt đầu với một hoặc hai cuộc phỏng vấn qua điện thoạ i (ít nhất một trong số đó là về kĩ thuật), tiếp theo sẽ có từ 4 đến 6 buổi phỏng vấn tại công ty. Trong những buổi phỏng vấn tại công ty, một trong những loại câu hỏi phổ biến là câu hỏi về hành vi. Những câu khác sẽ nghiêng về kĩ thuật, thường bao gồm coding / thuật toán, thiết kế hoặc các kiến ​​thức công nghệ chuyên sâu và kĩ năng. Một buổi phỏng vấn bình thường diễn ra từ 45...

By stationd
Google Maps và React

Google Maps và React

Nhúng Google Maps vào web site bình thường thì quá sức đơn giản, để sử dụng với React Js thì hơi vụng công một chút. Để sử dụng Google Maps API, ta chỉ cần load đoạn js từ googleapis, chèn thêm một cái div với id là map chằng hạn. <!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Basic Google Map on a web page</title> </head> <body> <div id="map"></div> <script src="https://maps.googleapis.com/maps/api/js?key=YOUR_API_KEY&"></script> </body> </html> Đoạn script của google sẽ được load sau khi có static DOM, cái <div id='map' /> lúc đó đã tồn tại và có thể được sử dụng thoải mái bởi google maps api. Việc làm React lương cao không cần kinh nghiệm Nhưng mà trong React JS thì DOM được render và re-render từ virtual DOM , một file html của app React JS thường là chỉ có thế này <!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Simple React app</title> </head> <body> <div id="app"></div> <script src="js/app.js"></script> </body> </html> Tức là nếu làm như cách bình thường ở trên thì cái <div id='map' /> chưa hề tồn tại trên xã hội. Load bất đồng bộ (Asynchronous Loading) Cả hai đoạn script React và Google maps đều phải tốn thời gian để load, chúng ta phải đảm bảo Google Map chỉ được tạo ra sau khi React app đã khởi tạo và render DOM xong. Thoạt nhìn thì dùng asyn google map sẽ là một giải pháp. <script src="https://maps.googleapis.com/maps/api/js?key=YOUR_API_KEY&callback=initMap" async defer></script> Chúng ta thêm asyn và defer để load đoạn googleapis này sau cùng, đồng thời thêm hàm callback sau khi load xong. Nếu initMap là một global function thì ta có thể gọi nó bên trong React Component function initMap() { map = new google.maps.Map(document.getElementById('map'), { ... }); } Buồn thay! Không chạy đâu các bạn ạ. Ngay cả khi Google Maps chỉ được load...

By stationd
Sinh viên IT cần trang bị gì khi tìm việc

Sinh viên IT cần trang bị gì khi tìm việc

Sau những năm mòn mông trên ghế nhà trường, chắc hẳn ai cũng có mong muốn có được công việc ổn định, lo được cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhưng đường đời không hề bằng phẳng, ra trường bạn mang một nhiệt huyết muốn cống hiến muốn làm đúng chuyên ngành để phát triển bản thân nhưng rồi tình trạng chung lại xuất hiện, gửi nhiều nơi nhưng không có nơi nào gọi. Bạn không biết vì sao, bạn không biết bạn thiếu gì thì hãy đoc bài viết này góp phần hỗ trợ các bạn sinh viên IT cách nhìn nhận lại cái mình còn thiếu và cần trang bị những gì khi tìm kiếm công việc. Kiến thức Đây là điều tiên quyết bạn cần có khi tìm kiếm công việc. Kiến thức sẽ là yếu tố để nhà tuyển dụng nhìn nhận những yếu tố bên ngoài của bạn để xem xét bạn phù hợp không. Ví dụ bạn là lập trình PHP nhưng công ty bạn mong muốn làm thì lại tuyển Java thì bạn đã vào thế yếu rồi. Nhưng nếu như bạn chưa tích lũy đủ thì cũng đừng quá băn khoăn, bạn vẫn có cơ hội update kiến thức dần dần, miễn là trong chính bản thân bạn có động lực thúc đẩy bạn làm điều đó. Tham khảo: Các vị trí tuyển dụng IT parttime hấp dẫn tại Station D Ngoại ngữ Ngoại ngữ là một trong những yếu tố cần thiết đối với ngành IT ngoài kỹ năng chuyên môn. Hầu hết các tài liệu nghiên cứu về ngành IT đều bằng tiếng Anh, vì công nghệ nước ngoài đi trước chúng ta, công nghệ tại Việt Nam mới kế thừa và phát triển sau này nên tài liệu...

By stationd
Quy tắc 333 hay là phiếm đàm về chuyện phỏng vấn Senior Developer

Quy tắc 333 hay là phiếm đàm về chuyện phỏng vấn Senior Developer

Có thể nói vào những năm gần đây, phỏng vấn không còn đơn thuần là hoạt động một chiều, với việc các công ty có toàn quyền đánh giá ứng viên theo các tiêu chí mà mình đưa ra, mà giờ đây các ứng viên thông qua buổi phỏng vấn còn đánh giá ngược lại công ty, xem có đủ tốt, phù hợp để mình quyết định gắn bó không. Trong phạm vi của bài viết này, tôi cũng cho rằng phỏng vấn lập trình viên senior là một công việc khá thú vị và thách thức. Bởi đó không chỉ là việc đánh giá năng lực của ứng viên xem có đạt được các yêu cầu, tiêu chuẩn mong đợi, mà còn xem xét đến các yếu tố, về sự thích nghi với môi trường, văn hoá, sự phù hợp với đường hướng phát triển trong tương lai của công ty hay không. Thật khó để làm tốt việc này nếu không có sự chuẩn bị chu đáo. Quy tắc 333 Sau rất nhiều tự đánh giá bản thân, rằng mình đã làm tốt vai trò của một nhà tuyển dụng hay chưa. Tôi phải thú nhận một sự thật là: không ít lần tôi đã làm không tốt. Đôi lần cảm thấy xấu hổ vì những ngớ ngẩn của mình. Liệu có lần nào đó đã đánh giá sai lầm làm tuột mất người giỏi, hoặc là làm ứng viên nghĩ không tốt về công ty. Đó đã là những áp lực không nhỏ, và sau khoảng thời gian khủng hoảng đó, tôi tạo ra một bộ quy tắc 333 nhằm giúp mình làm tốt việc này. Quy tắc 1, nhằm để định nghĩa, xác định như thế nào là một Senior. Quy tắc 2, nhằm để chứng...

By stationd
‘Toát mồ hôi’ phỏng vấn tuyển dụng vào Apple

‘Toát mồ hôi’ phỏng vấn tuyển dụng vào Apple

Apple là một trong những môi trường làm việc phấn khích nhất, nhưng cũng thách thức nhất thế giới. Vì thế, được làm việc tại đó hiển nhiên không phải chuyện dễ dàng. Cũng như ở Google và các đại gia công nghệ khác, ứng viên xin việc vào Apple nhận được những câu hỏi chuyên môn kỹ thuật dựa trên kinh nghiệm của họ, nhưng không thể tránh được những bài toán “siêu xoắn não”, tùy vào vị trí mà họ nhắm đến. “Hãy giải thích với một em bé 8 tuổi modem/router là cái gì và chức năng của nó” – là câu hỏi cho ứng viên vị trí tư vấn tại gia. “Ai là bạn thân nhất của bạn?” – chuyên gia phòng sinh hoạt gia đình. “Nếu như bạn có 2 quả trứng, bằng cách nào bạn xác định được tầng cao nhất mà khi thả trứng, trứng vẫn không vỡ? Đâu là giải pháp tối ưu nhất?” – kỹ sư phần mềm. “Hãy kể lại một vấn đề thú vị và cách bạn đã giải quyết nó” – kỹ sư phần mềm. “Mỗi ngày có bao nhiêu em bé được sinh ra?” – giám đốc nguồn cung ứng toàn cầu. “Hãy mô tả về bản thân, điều gì khiến bạn phấn khích?” – kỹ sư phần mềm. “Nếu chúng tôi tuyển bạn, bạn muốn làm việc gì?” – kỹ sư phần mềm cấp cao. “Có 3 chiếc hộp, một hộp chỉ đựng táo, một hộp chỉ đựng cam, hộp còn lại có cả táo lẫn cam. Các hộp này đã bị dán nhãn sai nên không nhãn nào phản ánh đúng loại quả bên trong. Chỉ mở một hộp và không nhìn vào bên trong, lấy ra 1 quả. Nhìn vào quả đó, liệu bạn...

By stationd
Đi phỏng vấn vị trí React Native cần trang bị những gì?

Đi phỏng vấn vị trí React Native cần trang bị những gì?

Bài viết này Station D sẽ tổng hợp một loạt các câu hỏi phỏng vấn React Native , phù hợp với mọi cấp độ lập trình viên React Native. Dưới đây là danh sách 30 câu hỏi phỏng vấn về React Native kèm theo câu trả lời ngắn gọn. Câu hỏi phỏng vấn React Native cơ bản React Native khác gì so với ReactJS? React Native là một framework cho phép phát triển ứng dụng di động đa nền tảng bằng cách sử dụng cùng một mã nguồn, trong khi ReactJS là một thư viện JavaScript chủ yếu dùng để xây dựng giao diện người dùng cho các ứng dụng web. React Native sử dụng các thành phần UI native, trong khi ReactJS sử dụng DOM ảo để tối ưu hóa việc cập nhật giao diện người dùng trên web. Liệt kê các điểm chính để tích hợp React Native vào ứng dụng Android hiện có. Các điểm chính bao gồm: thêm các dependencies cần thiết vào dự án Android, thiết lập môi trường React Native CLI, tạo và liên kết một gói mới từ React Native vào dự án, và cuối cùng là tích hợp mã React Native với mã Android gốc. Mô tả mạng trong React Native và cách thực hiện các cuộc gọi mạng AJAX trong React Native? Mạng trong React Native được quản lý bằng cách sử dụng các phương thức AJAX tiêu chuẩn như fetch hoặc thư viện Axios. Các cuộc gọi mạng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng fetch để lấy dữ liệu từ một API, xử lý nó và cập nhật state của ứng dụng. Props Drilling là gì và làm thế nào để tránh nó? Props Drilling là hiện tượng truyền props qua nhiều cấp của component, có thể...

By stationd
13 điều giúp ứng viên… rớt phỏng vấn xin việc

13 điều giúp ứng viên… rớt phỏng vấn xin việc

Chuyên viên tuyển dụng tại Glassdoor, cho biết cô đã được chứng kiến vô vàn các sai lầm mà các ứng viên mắc phải, với hậu quả là họ tự đánh mất cơ hội xin việc của mình. Hichens cho biết: “Điều tồi tệ nhất là nhiều người đến phỏng vấn mà không hề chuẩn bị trước. Ví dụ như, họ không nghiên cứu về công ty, họ không tìm hiểu về vị trí ứng tuyển, về người đang trực tiếp phỏng vấn mình, và cũng chẳng buồn chuẩn bị câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng.” Tuy nhiên, theo Hichens, việc thiếu chuẩn bị vẫn chưa phải là lý do lớn nhất để nhà tuyển dụng loại bỏ một ứng viên. Thay vào đó, việc đến muộn, hay thậm chí không thèm đến phỏng vấn, sẽ gần như đảm bảo cho bạn một suất “ra về tay không” dù bạn có là một ngôi sao sáng tới đâu đi chăng nữa. Hichens cho rằng: “Đến trễ cuộc phỏng vấn mà không có bất kì lời giải thích nào, hoặc không gửi email/gọi điện trước thông báo việc đến trễ là một điều tối kỵ. Điều này chắc chắn sẽ hạ knock out 99% số người phỏng vấn. Ít nhất, nếu đến trễ như vậy, hãy gọi và đưa ra một lời giải thích, hoặc bạn có thể đề nghị lên lịch lại chẳng hạn. Quan trọng nhất, hãy nhớ gửi lời xin lỗi đến nhà tuyển dụng vì sự bất tiện này”. Với nỗ lực giúp đỡ những người đang tìm việc tránh những sai lầm có thể xảy ra, Hichens đã soạn ra danh sách 13 điều bạn nên tránh, dù là bạn đang phỏng vấn cho vị trí thực tập hay giám đốc: 1. Nói xấu...

By stationd
Bạn trẻ ‘đu dây điện, ở trên mây’ khi phỏng vấn xin việc?

Bạn trẻ ‘đu dây điện, ở trên mây’ khi phỏng vấn xin việc?

“99/100 em đi phỏng vấn đều chém câu “Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!” Chính vì sự nôn nóng mà nhiều bạn trẻ không tạo được ấn tượng ngay từ vòng đầu phỏng vấn, nhất là việc chỉ đưa ra điều kiện bản thân nhưng lại thiếu hiểu biết về công ty ứng tuyển. Có hay không bạn trẻ “đu dây điện”? Trong một bài chia sẻ trên mạng gây sốt mới đây, tác giả Thùy Vân – một chuyên viên truyền thông – thuật lại rằng “99/100 em đi phỏng vấn đều chém câu “Em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp!”. “Nghe thì hay, nhưng khi đi vào thực tế nó lại trở thành điều vô cùng khôi hài, nó phản ánh tính hài hước không giới hạn của các em” – Thùy Vân viết trên facebook. Cô cho rằng “môi trường chuyên nghiệp” theo tưởng tượng của các bạn trẻ (công ty lớn, văn phòng đẹp, lương cao, thưởng đều, nhân viên ăn mặc đẹp, thơm tho, sếp hiền như bà tiên, ông bụt…), trong khi thực tế “môi trường làm việc chuyên nghiệp” – theo Thùy Vân – thì phải là có Quy trình chuyên nghiệp (nhân viên cần biết công việc cần làm bắt đầu từ đâu, kết thúc thế nào, phối hợp với ai, trong bao lâu phải hoàn thành); Chính sách minh bạch (thưởng phạt phân minh); Con người chuyên nghiệp (việc đã giao thì phải hoàn thành)… Thùy Vân cho rằng “đi phỏng vấn, thay vì nói “em muốn làm việc trong một môi trường chuyên nghiêp”, hãy tự hỏi “mình đã chuyên nghiệp đủ với môi trường đó hay chưa”. Bảo Minh – một quản lí truyền thông – cho rằng những quan điểm của...

By stationd
Trả lời 44 câu hỏi phỏng vấn khó nhằn này, bạn sẽ vào được Apple!

Trả lời 44 câu hỏi phỏng vấn khó nhằn này, bạn sẽ vào được Apple!

Apple là một trong những công ty uy tín hàng đầu thế giới. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi biết để có 1 công việc ở đó thì không dễ dàng. Apple hỏi những câu hỏi liên quan đến kỹ thuật, dựa trên kinh nghiệm của ứng viên, và cả những câu hỏi kì quặc. Nếu bạn đang có dự định ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán lẻ tại Apple store, bạn sẽ được hỏi rất nhiều câu hỏi về cách xử lý với khách hàng đang tức giận. Trang tìm việc Glassdorr đã tổng hợp những câu hỏi hóc búa nhất Apple đã từng hỏi các ứng viên. Một số câu hỏi giải quyết các vấn đề toán học, trong khi số khác lại vô cùng đơn giản nhưng bạn phải thật sự tật trung, cảnh giác. 1/ Chúng tôi có một cốc cà phê nóng và một cốc sữa lạnh. Phòng có nhiệt độ ở khoảng giữa nhiệt độ của 2 cốc. Khi nào thì chúng tôi nên thêm sữa vào cốc cà phê để có được cốc cà phê sữa ngon nhất và sớm nhất ( lúc lạnh, mát, hay để nguội) Vị trí : Product Design Engineer 2/ Tòa nhà Empire State Building có trọng lượng bao nhiêu? Vị trí: Solutions Consultant 3/ Làm cách nào để kiểm tra cây nhị phân nếu nó là hình ảnh phản chiếu của sub-trees trái & phải? Vị trí : Research scientist 4/ Bạn muốn là siêu anh hùng nào? Tại sao? Vị trí Retail 5/ Giải thích cho đứa trẻ 5 tuổi về RAM? Vị trí: Apple Genius 6/ Cánh máy bay hoạt động như thế nào? Vị trí: Lead Systems Engineer 7/ Vẽ cấu trúc bên trong của 1 chiếc iPhone. Vị trí:...

By stationd