Đàm phán lương thưởng
Duyệt các bài viết được gắn thẻ Đàm phán lương thưởng
34 bài viết

Lập trình viên Google đã tiết kiệm 90% lương như thế nào?
Bài viết được sự cho phép của smartjob.vn Trong bài viết này, Smartjob sẽ chia sẻ cho các bạn một câu chuyên khá hi hữu về chàng trai hiện đang là lập trình viên của gã khổng lồ Google khi anh ấy bằng một cách thần kỳ đã bảo toàn được tới 90% lương của mình. Quả là một câu chuyện đáng học hỏi cho những ai muốn tiết kiệm thật nhiều cho tương lai của mình. 10 nguyên tắc lập trình nền tảng mà lập trình viên nào cũng cần biết Thuật toán là gì? 11 thuật toán hàng đầu dành cho lập trình viên Chàng trai đó tên là Brandon, 24 tuổi, trở thành kỹ sư phần mềm của Google từ tháng 5/2015. Anh ấy đã có ý tưởng sống trong một chiếc xe tải để thắt chặt chi tiêu của mình khi bắt đầu thực tập tại Google giữa năm 2014. Vào thời điểm đó, Brandon cùng 3 người bạn của anh đã thuê một căn hộ 2 giường ngủ với mức giá rẻ nhất San Francisco (khoảng 65USD/đêm tương đương 2000 USD/tháng). Chiếc xe của Brandon tại khuôn viên Google Sau kì thực tập, Brandon đã thuyết phục hoàn toàn được các sếp trong Google và trở thành kỹ sư phần mềm tại đây. Ngay sau đó, anh đã chi khoảng 10.000USD để mua chiếc xe tải cũ sản xuất năm 2006, nhãn hiệu Ford cỡ nhỏ. Chiếc xe này đã chạy được hơn 252.000km nhưng vẫn còn rất tốt đối với Brandon. Thực chất số tiền 10.000USD là số tiền thưởng mà Google đã dành cho Brandon khi anh ký hợp đồng với hãng này. Chiếc xe tải của Brandon rộng gần 12m2, không quá lớn nhưng đủ để anh đặt 1 chiếc giường, 1...
![[INFOGRAPHIC]: Những con số hấp dẫn về lương của Software Engineer](https://img-cdn.stationd.blog/w800-h600/featured/inforgraphic-salary-218x150_20250424024742_b071d56c.png)
[INFOGRAPHIC]: Những con số hấp dẫn về lương của Software Engineer
Lương Software Engineer từ lâu đã trở thành một chủ đề rất được quan tâm. Nhiều người tin rằng, mức lương của nhà phát triển phổ thông rất cao. Nếu đó là sự thật, tại sao lại có đến 54,8% developers không hài lòng với tiền lương của họ ? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề tiền lương phức tạp này, chúng tôi đã thu thập dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động, Stack Overflow, LinkedIn, Glassdoor, Jobvite, PayScale, Hannah Riley Bowles, Linda Babcock và nghiên cứu của Lei Lai, và InContext. Cùng bắt đầu nào! Infographic về lương Software Engineer Trong khi The Bureau of Labor Statistics cho rằng lương trung bình của một developer là 102.280 đô la mỗi năm, dữ liệu Glassdoor cho rằng mức lương trung bình của họ là 81.994 đô la một năm. Dữ liệu PayScale chỉ ra rằng một “lương Software Engineer kiếm được mức lương trung bình $ 69,083 một năm”. Sự khác biệt giữa các con số này có thể được giải thích bởi một số yếu tố. Trong khi một số yếu tố liên quan đến cá nhân (như trình độ chuyên môn của họ có thể được cải thiện dựa trên động lực và thái độ sẵn sàng học hỏi), những yếu tố khác được coi là yếu tố ngoại cảnh. Chúng bao gồm, ví dụ, vị trí địa lý của công ty hoặc quy mô của nó ( mà nhà phát triển không thể hoặc ít kiểm soát). Thật thú vị, sự khác biệt về mức lương của các kỹ sư phần mềm ở các thành phố khá rõ ràng. Xem xét 6 địa điểm được trình bày trong infographic, sự khác biệt về mức lương giữa top một (San Francisco) và mức cuối...

Bộ chuyển đổi lương Gross/Net nhanh và chuẩn xác nhất
Lương Gross là gì? Lương Net là gì? Lương Gross được hiểu đơn giản là tổng thu nhập của người lao động, trong đó gồm tất cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế. Lương thực lãnh của người lao động sẽ thấp hơn lương Gross vì họ sẽ phải trích ra một phần để đóng bảo hiểm và nộp thuế thu nhập cá nhân. Lương Net được hiểu đơn giản là số tiền lương chính xác mà người lao động sẽ nhận được sau khi đã trừ hết tất cả các khoản chi phí bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân. Ví dụ : Mức lương Gross là 8,000,000 VND sẽ tương đương với mức lương Net 7,160,000 trong trường hợp đóng bảo hiểm trên lương chính thức – Vậy nên khi NTD quyết định trả bạn mức lương Gross là 8,000,000 VND, thì lương Net của bạn sẽ là 7,160,000 và ngược lại. Về cơ bản lương bạn nhận được vẫn không đổi dù bạn đàm phán lương Net hay Gross. Theo quy định mới nhất (Từ 1/7/2020) Ví dụ: Mức lương Net là 10,000,000 VND – Nếu bạn đóng bảo hiểm trên mức lương chính thức lương Gross sẽ là 11,173,184 VND – Trong đó: Bảo hiểm xã hội chiếm 8% tương đương 893,855 VND Bảo hiểm y tế chiểm 1.5% tương đương 167,598 VND Bảo hiểm thất nghiệp chiểm 1% tương đương 111,732 VND Theo quy định mới nhất (Từ 1/7/2020) Tool chuyển lương Gross sang Net Lợi ích khi bạn biết rõ về Gross/Net Khi bạn có sự hiểu biết về lương Gross và lương Net, bạn sẽ dễ dàng tránh được những hiểu lầm không đáng có với Công ty/ Doanh nghiệp tuyển dụng bạn. Ngoài ra bạn cũng sẽ dễ dàng bảo...
![[Update] 7 lĩnh vực công nghệ lương cực cao trong năm 2024](https://img-cdn.stationd.blog/w800-h600/featured/cac-phan-mem-danh-cho-dan-it-218x150_20250424024725_2e8e8cda.jpg)
[Update] 7 lĩnh vực công nghệ lương cực cao trong năm 2024
Bắt đầu năm 2024, sự vượt bậc của công nghệ cũng đã đem đến cho các lập trình viên rất nhiều cơ hội, mở ra một năm mới với nhiều điều thú vị. Station D xin tổng hợp lại những công việc đang được săn đón nhiều nhất hiện nay để gửi đến các Dev. Xem ngay những công việc tuyệt vời nhất trên hệ thống Station D 1- Chuyên gia về Front-end Front-end Developer sử dụng HTML, CSS và JavaScript, còn những thiết kế ứng dụng web là do người thiết kế web làm. Các code mà front-end developer viết chạy bên trong trình duyệt của người dùng (trái ngược với back-end developer mà các mã chạy trên backend servers). Có thể nghĩ đơn giản thế này, Back end developer giống như những kiến trúc sư thiết kế và tạo ra các hệ thống làm cho 1 thành phố hoạt động (điện, nước và hệ thống cống rãnh, v.v), trong khi đó, frontend developer là người bố trí, thực hiện các con đường và đảm bảo rằng tất cả mọi thứ trong hệ thống đều được kết nối đúng cách với nhau để người dùng có thể sử dụng một cách trơn tru. Tham khảo thêm các vị trí tuyển dụng front end mới nhất cho bạn Cần kỹ năng gì để trở thành chuyên gia về Front-end? Các kỹ năng phát triển Front-end bao gồm thiết kế giao diện người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX), CSS, JavaScript, HTML. Mức lương dành cho vị trí này: lên đến $2,500 2 – Hiệp sỹ Python – Bước đệm cho những công nghệ đỉnh cao Python có thể là bước đệm mở đầu cho những ai yêu thích thế giới lập trình muốn tìm tòi và học hỏi....

Lương lập trình viên có thể đạt 100 triệu/tháng: Tin được không?
Bài viết được sự cho phép của blogchiasekienthuc.com Chào các bạn, đối với anh em làm trong giới lập trình thì mình tin chắc một điều là đã có không ít lần anh em nghe kể về những người có mức lương khủng. Ở đây mình đang nói đến những người làm thuần về kỹ thuật, chứ không nói đến các vị trí cấp quản lý cao hơn. Vì nếu đã lên các vị trí cấp quản lý thì kiểu gì lương cũng cao rồi ! Và tất nhiên, còn một điều nữa là mình chỉ chia sẻ về ngành IT thôi, các ngành khác có thể sẽ có mức thu nhập cao hơn hoặc thấp hơn, cái này nếu thích thì các bạn tự tìm hiểu thêm nhé 4 mẹo deal lương như ý với vị trí Product Manager 5 điều NÊN và KHÔNG NÊN khi review tăng lương mà lập trình viên nào cũng nên biết! #1. Đặc thù công việc? Mình biết là mỗi ngành nghề thì đều có những đặc thù riêng và đặc thù đó quyết định ít nhiều tính chất của công việc. Đối với ngành IT, mà cụ thể hơn là các lập trình viên thì đặc thù công việc chính là sự tư duy. Tư duy trong giải quyết vấn đề, tư duy trong xây dựng phát triển sản phẩm… Chính vì công việc đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều, mặc dù không nặng về chân tay nhưng nhiều khi anh em lập trình viên chúng ta sẽ cảm thấy cực kỳ stress và áp lực, mình tin là ai trong ngành này cũng vậy cả thôi ! Không phải ai cũng có thể chịu được áp lực của ngành lập trình này trong nhiều năm liền, chứ chưa muốn nói là...

Biết đồng nghiệp cùng cấp nhận lương cao hơn mình, thay vì bực tức hay chán nản, hãy bình tĩnh làm những việc sau
Tại hầu hết các công ty, vấn đề lương của nhân viên không được công khai và mỗi người chỉ biết mức lương của chính mình. Tuy nhiên trong trường hợp bạn biết được với cùng một vị trí, đồng nghiệp đang nhận lương cao hơn mình, bạn nên làm gì? Giữ bình tĩnh Thông thường khi biết mình đang nhận mức lương thấp hơn đồng nghiệp, đa số mọi người có cảm giác ngạc nhiên, chán nản, thậm chí bức xúc, tức giận. Một số người không điều tiết được cảm xúc, sẽ chạy ngay sang phòng sếp thắc mắc: “Tại sao tôi cũng làm tốt mà lương tôi lại thấp hơn anh A?”, hoặc nhận thấy rất khó để tiếp tục tập trung vào công việc hiện tại. Lúc này hành động cần thiết là chạy ra ngoài hít thở không khí, uống một tách cà phê và suy nghĩ nghiêm túc xem nên làm gì tiếp theo. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao đồng nghiệp hưởng lương cao hơn Có nhiều yếu tổ ảnh hướng đến mức lương, không chỉ giới hạn ở vị trí và bản chất công việc. Ví dụ nếu đồng nghiệp có học vấn tốt hơn, kinh nghiệm nhiều hơn, kỹ năng giao tiếp tốt hơn… thì khả năng anh ấy nhận lương cao hơn là có thể xảy ra. Bên cạnh đó, thời điểm cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Những người được tuyển dụng trong thời điểm công ty đang rất cần nhân sự hoặc công ty đang trên đà tăng trưởng mạnh thường được đưa ra mức lương cao hơn các giai đoạn khác. Một khả năng nữa là trong quá trình phỏng vấn, đồng nghiệp mạnh dạn thương lượng, đề nghị mức lương cao hơn của bạn,...

Sếp nhớ trả lương em gấp 10 nha (phần 1)
Tăng lương em nha sếp vì một mình em code bằng 10 người ấy ạ. Làm sao để trở thành một engineer có công lực gấp mười lần hiện nay? Làm sao để trở thành một engineer có công lực gấp mười lần hiện nay? Có 7 cấp độ để các bạn luyện tập mà đảm bảo chính các bạn sẽ bất ngờ về chính mình sau vài tháng nhìn lại. 1. Đả thông tư tưởng – nuôi dưỡng niềm đam mê Ông bà ta có câu nói Tư tưởng không thông, vác bình không cũng nặng Câu tục ngữ nói lên nhiều điều. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn sẽ làm việc hiệu quả nhất với các vấn đề mà bạn cảm thấy hứng thú. Nếu đang làm việc mà bạn cảm thấy không hứng thú, bạn sẽ rất dễ bị xao nhãng, như đang ngồi học bài hay làm việc mà nghĩ đi tới Vũng Tàu, Nha Trang, nghĩ tới cuối tuần sẽ làm gì, nên đi chơi ở đâu… Các bạn thấy quen không? Theo bạn thì bạn có thể trở nên xuất sắc trong lĩnh vực của mình nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra không? Có một số cách để bạn có thể vượt qua được điều này. Nếu bạn còn là sinh viên, hãy tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề mà bạn đang theo đuổi để biết những gì có thể chờ đón bạn ở phía trước. Bạn còn những lựa chọn nào khác, nên làm gì là tốt nhất ở thời điểm hiện tại? Một khi đã xác định rõ việc mình cần phải làm, thì hãy hết lòng với nó. Tất nhiên nói thì dễ, làm mới khó. Mình tặng bạn các phương pháp chuyên sâu hơn được...

Cạnh tranh về lương là con đường nhanh nhất dẫn đến bế tắc!
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự, tuyển dụng tại các công ty lớn và giờ đây anh Trần Vũ Thanh chọn Sen Đỏ (Sàn Thương mại điện tử Sendo.vn) là điểm dừng chân của mình. Gần đây anh Thanh có buổi trò chuyện với Station D về thị trường tuyển dụng IT, anh Thanh đã có những chia sẻ thẳng thắn những vấn đề nhạy cảm trong mảng tuyển dụng, chiến lược thu hút và chiêu mộ nhân tài lĩnh vực công nghệ và cả những bí quyết để lập trình viên không bị rơi vào “blacklist” của nhà tuyển dụng. 1/ Đừng dùng lương để thu hút dân công nghệ Theo ước tính Việt Nam cần khoảng 500 000 nhân lực ngành CNTT vào năm 2020, nhưng theo tính toán, trong khi toàn bộ hệ thống cung cấp nhân lực về CNTT trên cả nước chỉ có khả năng đáp ứng quá nửa con số ấy. Có thể thấy thị trường nhân lực IT đang rất “khát” những nhân tài. Và trong thời gian tới khi mà các công ty công nghệ nước ngoài ngày càng chọn Việt Nam là điểm đến cũng đang tìm cách chiêu mộ thêm những lập trình viên tài năng, cùng với đó là sư trổi dậy của những start- up khiến cuộc chiến tranh giành lập trình viên tài năng ngày càng trở nên gây cấn hơn. Giờ đây, chiến thuật dùng lương để thu hút dân công nghệ đã không còn hiệu quả. Các công ty công nghệ sẵn sàng trả mức lương hấp dẫn dành cho các lập trình viên tài năng thậm chí có doanh nghiệp chi đến 340 triệu/tháng cho những vị trí cấp cao nhưng vẫn không tìm được ứng viên thích hơp....

Tôi học lập trình không phải vì lương 4000 USD
Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Việt Hưng Không ít học sinh phổ thông từng thắc mắc học môn lập trình để làm gì? Có phải vì mức lương 4000 USD của sinh viên mới ra trường mà nhiều người hay nhắc đến khi nói về lập trình viên. 10 câu nói cực hay về lập trình 10 lý do cho thấy tại sao bạn nên theo học ngôn ngữ lập trình Java Hôm nay mình đọc một bài trên Facebook nói về lí do Tại sao bạn học lập trình? , trong đó có 1 lí do được nhắc đi nhắc lại rất nhiều đó là có một tương lai tươi sáng với mức lương khởi điểm khi ra trường 4000 USD. Bài này nói lên quan điểm của mình về việc học lập trình để làm gì. Mình cũng giống các bạn trong clip trên, đều là học sinh cấp 3, đều có không ít thì nhiều kiến thức về lập trình nhưng mình thấy các bạn đang có phần ảo tưởng về ngành lập trình. Mình tiếp xúc với không ít lập trình viên chuyên nghiệp, nên không còn lạ gì những nỗi khổ của ngành này: trĩ lòi, mắt mờ, đau lưng, cột sống, stress, deadline, đau dạ dày, trầm cảm… Những người ngoài chỉ nhìn vào họ những lúc họ khoe lương nhưng đâu có nhìn thấy lúc họ làm việc. Trên các loại báo xàm ke của Việt Nam và các bà hàng xóm, nghề lập trình thường xuyên được nhắc đến trong các chủ đề như: “những công việc lương cao nhất”, “những công việc không sợ thiếu việc làm lương cao trong 5 năm tới”, blabla … ; nhưng sự thực có phải vậy không ? Công việc...

Lương IT đi Nhật có thể lên đến 165 triệu/tháng
IT đi Nhật không còn là gì xa lạ trong ngành vì mức lương khi làm lập trình viên tại Nhật khá cao, lên đến 165triệu/tháng. Theo số liệu của Bộ Kinh tế công thương Nhật Bản (METI), đến năm 2020, Nhật Bản thiếu khoảng 50.000 nhân lực CNTT. Theo khảo sát của Cơ quan xúc tiến CNTT Nhật Bản (IPA), trong 5 năm gần đây, có trên 60% doanh nghiệp Nhật khẳng định thiếu và rất thiếu nhân lực CNTT. Đặc biệt là tình trạng “rất thiếu nhân lực” CNTT đang gia tăng mạnh mẽ, nếu trong năm 2009, chỉ có 5% các doanh nghiệp Nhật Bản trả lời “rất thiếu nhân lực” CNTT thì đến năm 2013, con số này là 19%, tăng gấp gần 4 lần. Tính lương chuẩn với công cụ tính lương gross – net tại Station D Tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực IT ở các công ty Nhật đã buộc các công ty thực hiện giải pháp “nhập khẩu lập trình viên”, và Việt Nam được xác định là một trong những nguồn cung cấp nhân lực IT chủ lực cho các công ty Nhật, bởi chất lượng nhân lực IT Việt được đánh giá là khá tốt cùng với đó là sự tương đồng về văn hóa Nhật – Việt nên ngày càng có nhiều lập trình viên Việt Nam sang Nhật làm việc. Làm lập trình viên ở Nhật được gì? Sức hút từ thị trường việc làm IT tại Nhật đến từ mức thu nhập cao, chất lượng công việc được đảm bảo, những trải nghiệm về văn hóa mới, gặp gỡ những con người mới và tích lũy thêm những hành trang kiến thức vô cùng quý giá trong thời gian làm việc ở Nhât: Tích lũy được...