Kỹ Năng Mềm

Chuyện giao tiếp, teamwork, quản lý thời gian… tất tần tật kỹ năng bên ngoài dòng lệnh để developer tỏa sáng như người đa‑zi‑năng.

147 bài viết

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn BrSE

Kinh Nghiệm Phỏng Vấn BrSE

Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Văn Trọng Trước khi tiếp nhận dự án mỗi ứng viên BrSE sẽ được khách hàng phỏng vấn (sau khi xem CV) để kiểm tra 2 yếu tố : kỹ năng và ngoại ngữ. Đây là rào cản lớn nhất mà các bạn phải vượt qua. Bài viết này dành cho các tân BrSE mới chập chững vào nghề, còn các cao nhân đã có kinh nghiệm rồi thì .. cũng đọc cho vui ^^. Mình đã từng trượt phỏng vấn và rút được nhiều thứ từ thất bại nên mong các bạn né được những ổ gà trên bước sắp tới. Hôm nay mình sẽ chỉ 1 số cách để mọi người vượt qua nó dễ dàng hơn. Sau khoảng thời gian gõ code mòn bàn phím, tích lũy kinh nghiệm về kỹ thuật và quy trình phần mềm, cùng với tiếng Nhật đã được tôi rèn trong mấy năm khổ ải thì các cu đơ (tester, QA …) sẽ tiến lên 1 bưới mới trong sự nghiệp : kỹ sư cầu nối. Nhưng để được qua Nhật thì điều quan trọng nhất là phải chứng minh được năng lực với các bác khách hàng để các bác ấy tin tưởng rước anh chị em qua. Vậy phải mần răng ? Tuyển dụng Kỹ sư cầu nối không yêu cầu kinh nghiệm tại Station D. Hiểu Rõ Khách Hàng Cần Gì Phải nắm được Scope của dự án. Các bạn không phải chỉ hiểu khơi khơi là dự án làm về ngôn ngữ abc, framework xyz, mà còn cần nắm được họ cần mình qua để mần cái chi. Hãy nắm scope (phạm vi), làm từ mô đến mô (thường thì từ design đến UT) – cái ni hỏi...

By stationd
Cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn vị trí kỹ sư kiểm thử phần mềm? Trích lọc và trả lời

Cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn vị trí kỹ sư kiểm thử phần mềm? Trích lọc và trả lời

Bài viết được sự cho phép của vntesters.com Cách đây không lâu tác giả VNTesters có đăng một bài viết với chủ đề “Cần chuẩn bị gì khi phỏng vấn vị trí kỹ sư kiểm thử phần mềm?” và được nhiều bạn đọc quan tâm và thắc mắc sao không có câu trả lời kèm theo. Hôm nay mình xin trích lọc một số câu hỏi thú vị và đưa ra câu trả lời. Những câu hỏi khác không phải là không hay nhưng các bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu trên Google. Các bạn có thể đọc toàn bộ câu hỏi ở đây . Bí kíp luyện Kỹ sư phần mềm: Đọc code! 4 ngộ nhận về công việc kiểm thử phần mềm - Trở thành Tester hay Developer? Xem thêm các việc làm Tester lương cao trên Station D Làm thế nào để đảm bảo chất lượng của sản phẩm phần mềm? Một câu hỏi thuộc dạng khó và rộng tuy nhiên để tóm gọn thì mình xin trả lời như sau. Để đảm bảo chất lượng của phần mềm theo mình có 2 yếu tố quan trọng: qui trình tốt và nhân lực tốt. Qui trình chỉ những bước, cách thức để làm ra một sản phẩm có chất lượng. Nhân lực chỉ yếu tố con người để thực hiện qui trình đó. Nhân lực bao gồm đội phát triển, đội kiểm thử, phân tích yêu cầu, quản lý dự án, quản lý qui trình, v.v. (tùy theo mô hình có thể sẽ có thêm hoặc bớt). Điều đó có nghĩa là tất cả những bộ phận liên quan trong dự án đều tham gia, đóng góp và chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm. Đội kiểm thử đóng vai trò quan trọng trong...

By stationd
Bộ câu hỏi phỏng vấn Embedded Developer chinh phục nhà tuyển dụng

Bộ câu hỏi phỏng vấn Embedded Developer chinh phục nhà tuyển dụng

Embedded hay Embedded System được gọi là hệ thống nhúng , là một hệ thống có khả năng tự trị được nhúng vào một môi trường hay hệ thống mẹ. Đó chứa cả phần cứng và phần mềm nhằm phục vụ cho các bài toán chuyên dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là công nghiệp tự động hóa. Với sự phát triển của AI, IoT và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay; lập trình viên nhúng đang là vị trí được nhiều công ty săn đón. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu top 10 câu hỏi phỏng vấn cho vị trí Embedded Developer thường gặp nhất nhé. Câu 1: Nêu những thành phần cơ bản của hệ thống nhúng Một hệ thống nhúng thông thường gồm những thành phần cơ bản là: ROM : Nơi chứa chương trình và dữ liệu cố định dùng để nạp và sử dụng khi chạy chương trình RAM : Chứa chương trình thực thi và các biến tạm MCU : Bộ xử lý tính toán trung tâm Các bộ phận khác : gồm các thiết bị ngoại vi như ADC, DAC hay các khối giao tiếp như UART, I2C,… Câu 2: Liệt kê một số hệ thống nhúng trong các lĩnh vực thực tế Hệ thống định vị vệ tinh, tên lửa, dẫn đường,… Hệ thống viễn thông, di động Thiết bị kết nối mạng như Gateway, Router,… Thiết bị y tế như máy chụp X-quang, máy điều hòa nhịp tim,… Thiết bị điện tử dân dụng như Tivi, tủ lạnh, điều hòa,… Ngành sản xuất ô tô, chế tạo robot, các dây chuyền sản xuất công nghiệp,… Hệ thống nhúng hiện nay có mặt gần như ở tất cả các lĩnh vực từ trong cuộc sống hàng ngày...

By stationd
Những câu hỏi phỏng vấn React thường gặp

Những câu hỏi phỏng vấn React thường gặp

React là thư viện front-end được rất nhiều công ty sử dụng hiện nay, nhu cầu tuyển dụng cho vị trí này cũng rất lớn. Nếu bạn đang chuẩn bị tham gia vào những cuộc phỏng vấn cho vị trí lập trình viên React thì bài viết này là dành cho bạn. Đây là tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn React thường gặp nhất từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp bạn tự tin hơn cho cuộc phỏng vấn sắp tới của mình. React là gì? Những tính năng chính của React. React là một thư viện mã nguồn mở viết bằng ngôn ngữ JavaScript (JS), được Facebook phát triển từ hơn 10 năm nay. Nó được xây dựng bằng cách tiếp cận theo hướng dựa trên thành phần (component-based) giúp có thể dễ dàng tái sử dụng lại các phần UI/UX trên các màn hình khác nhau. React thích hợp cho việc tạo ra các ứng dụng một trang (Single Page App) dành cho cả web và thiết bị di động, vì thế hiện nay có rất nhiều các công ty lựa chọn React làm thư viện để phát triển các ứng dụng của mình. Các tính năng chính của React bao gồm: Sử dụng DOM ảo (VirtualDOM) để quản lý sự thay đổi và cập nhật trạng thái của các đối tượng trên DOM thật. VirtualDOM sẽ xác nhận những thành phần cần phải cập nhật và thực hiện việc render lại thành phần đó trên DOM thật thay vì cập nhật lại tất cả cùng một lúc, từ đó giúp hiệu năng của các ứng dụng React trở nên tốt hơn. Component-Based: với React thì tất cả đều được tạo nên từ components (thành phần). Một trang web phức tạp như Facebook cũng được tạo...

By stationd
5 lỗi trong CV hầu như ai cũng đã từng mắc phải

5 lỗi trong CV hầu như ai cũng đã từng mắc phải

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lê Tuấn Anh Trong quá trình hỗ trợ tư vấn CV giúp các bạn tìm việc, cứ 10 bạn thì cỡ 7-8 bạn sẽ dính ít nhất 1 lỗi trong các lỗi dưới đây: 1/ Ảnh ‘đẹp’ quá hoặc ‘xấu’ quá ‘Đẹp’ quá là do các bạn dùng ảnh selfie – tự sướng, kết hợp với vô số filter khiến bạn trở nên thật lung linh. Ảnh đẹp như vậy nhưng lại không phù hợp để vào CV, do không có tính chuyên nghiệp. Ngược lại, ảnh ‘xấu’ do bạn để ảnh thẻ 3×4 vào CV, mà thường mình tin rằng 90% chúng ta không có thích ảnh thẻ của bản thân lắm. Nếu công việc không yêu cầu hình ảnh, bạn không cần có hình ở trong CV. Tuy nhiên nếu vẫn muốn cho hình, hãy chọn một tấm hình rõ mặt, chụp chuyên nghiệp (không phải tự sướng) và có background trơn/mờ để người xem không phân tâm nhé. Ví dụ đây là những hình ảnh trên Google mình thấy rất phù hợp. 2/ Mục tiêu giống như bao người khác Một số bạn có phần “Mục tiêu nghề nghiệp” ở đầu CV, một số bạn khác lại không có. Những bạn có thì lại thường hay viết một cách rất chung chung như: “Là một người cầu toàn trong công việc, có trách nhiệm, chăm chỉ và nghiêm túc hoàn thành nhiệm vụ được giao, mong muốn làm việc ở một môi trường chuyên nghiệp.“ Những cụm từ như ‘cầu toàn’, ‘trách nhiệm’, ‘chăm chỉ’ là những cụm từ rất phổ biến và thông dụng, ứng viên nào cũng có thể viết được. Nó không làm rõ về khả năng làm việc của bạn phù hợp với công...

By stationd
Những câu trả lời cấm kỵ khi đi phỏng vấn

Những câu trả lời cấm kỵ khi đi phỏng vấn

Cấm kỵ khi đi phỏng vấn, đặc biệt là các phát ngôn có khiến bạn thắc mắc? Vậy đâu là lỗi khi đi phỏng vấn ; cách gây ấn tượng lúc phỏng vấn như thế nào? Interview Round giúp nhà tuyển dụng khai thác tiềm năng và đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên. Để tạo ra sự thu hút nhà tuyển dụng, ứng viên cần có các câu trả lời ấn tượng nhất thể hiện đúng cá tính của mình. Song, cá tính là điều tốt nhưng phải luôn chừng mực và được đặt đúng chỗ. Cùng Station D điểm qua các câu trả lời cấm kỵ khi đi phỏng vấn . Hãy cho chúng tôi biết về bản thân bạn? Với câu hỏi này, ứng viên sẽ chia sẻ những điều cơ bản về bản thân (có thể khác các nội dung đã đề cập trong CV). Tăng hiệu quả ứng tuyển bằng cách tạo hiệu quả trên Station D Các ứng viên nói rằng họ thừa năng lực để thực hiện công việc đó. Họ nhận thấy kỹ năng của mình còn quá tệ, làm sao có thể đủ sức cạnh tranh. Đặc biệt, họ lại chia sẻ về sự lo lắng, quá hồi hộp của bạn thân. Đồng thời, ứng viên cũng thể hiện sự mơ hồ của mình trong việc lập kế hoạch tương lai. Mọi thứ chung quanh có vẻ quá sức với họ. Hãy loại bỏ ngay những cách trả lời ấy vì bạn đang lãng phí đi các cơ hội. Bạn không thể nói quá nhiều về bản thân. Điều đó chứng tỏ bạn là người tự cao. Ngược lại, việc luôn tự ti sẽ làm buổi phỏng vấn trở nên chùn xuống. Vậy đâu là lỗi khi đi phỏng...

By stationd
Phỏng vấn chuyên gia AdAsia – Xu hướng AdTech, đã đến lúc lập trình viên tham gia vào cuộc chơi quảng cáo

Phỏng vấn chuyên gia AdAsia – Xu hướng AdTech, đã đến lúc lập trình viên tham gia vào cuộc chơi quảng cáo

Ngành quảng cáo ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức, ngày càng khó để chiều lòng những khách hàng khó tính, đã đến lúc cần có những công cụ và quy trình mới thay thế, Advertising Technology (Ad Tech) là chìa khóa có thể giải quyết một loạt thách thức mà các nhà quảng cáo đang phải đối mặt. Giờ đây, đã đến lúc nhà quảng cáo nên “bắt tay” với lập trình viên để tối ưu hóa hiệu quả quảng cáo. AdAsia Holdings, được đánh giá là một trong những công ty công nghệ tăng trưởng nhanh nhất châu Á. một công ty công nghệ tiên phong trong áp dụng nền tảng quảng cáo kỹ thuật số AdAsia Digital Platform, Cùng lắng nghe những chia sẻ từ anh Eduard Feliu Baena – chuyên gia Machine Learning của AdAsisa trong buổi phỏng vấn với Station D để có cái nhìn chính xác hơn về xu hướng Advertising Technology và những cơ hội mới mà đang mở ra cho cộng đồng lập trình viên. 1/ Được biết AdAsia Holdings được thành lập từ năm 2016, tuy chỉ là một khoảng thời gian ngắn, nhưng AdAsia cũng đã đạt được những cột mốc đáng nể. Anh Eduard có thể giới thiệu đôi nét về sứ mệnh của AdAsia Holdings là gì? AdAsia Holdings hỗ trợ cho các nhà tiếp thị, nhà quảng cáo và nhà xuất bản những công cụ thông minh và sáng tạo để gia tăng lợi nhuận. Các giải pháp mà AdAsia Holdings đưa ra luôn gắn liền với công nghệ. Đồng thời, những giải pháp cũng được điều chỉnh để phù hợp với từng thị trường để đảm bảo chiến dịch quảng cáo phù hợp nhất với thị trường. “Mang đến những giải pháp tiếp thị...

By stationd
Cách viết CV xin việc IT “bao đậu” dành cho người chưa có kinh nghiệm

Cách viết CV xin việc IT “bao đậu” dành cho người chưa có kinh nghiệm

Ngành công nghệ thông tin (IT) là một trong những ngành phát triển nhanh nhất và có nhu cầu nhân lực cao nhất hiện nay. Tuy nhiên, với những người mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm, việc tìm kiếm một công việc IT có thể là một thách thức. Do vậy, một trong những yếu tố quan trọng nhất để có được công việc IT là một bản CV được viết tốt. Bài viết này sẽ bật mí cho bạn những bí quyết giúp tạo một CV xin việc IT cho người chưa có kinh nghiệm. Giúp bạn chinh phục cánh cửa việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin một cách tự tin và thành công. CV xin việc cho lập trình viên quan trọng như thế nào? Trước khi bắt đầu tìm việc, nhiều người thường cảm thấy tự ti và lúng túng trong việc viết một bản CV hoàn chỉnh, đặc biệt là sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, đừng vội từ bỏ vị trí việc làm mà mình mơ ước chỉ vì thiếu kinh nghiệm. Các công ty không chỉ tìm kiếm những ứng viên giàu kinh nghiệm mà còn rất trân trọng những người trẻ đầy đam mê, nhiệt huyết và không ngại khó. Với thị trường IT đầy cạnh tranh, để có thể lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng thì việc trau chuốt CV là điều vô cùng cần thiết đối với những ai chưa có kinh nghiệm. Bằng cách này, bạn có thể chứng tỏ được sự nghiêm túc và thể hiện được sự trân trọng với công việc mình đang ứng tuyển. Hãy khẳng định giá trị của mình và bắt đầu bước vào thế giới việc làm với sự tự tin và quyết tâm bạn nhé!...

By stationd
3D Artist Là Gì? Các Mức Lương Hấp Dẫn Trong Nghề 3D Artist

3D Artist Là Gì? Các Mức Lương Hấp Dẫn Trong Nghề 3D Artist

Nghề 3D Artist cũng được xem là họ hàng chung của “Art” trong giới mỹ thuật nhưng khác với “Art”, người nghệ sĩ có thể diễn đạt, trình bày những tác phẩm của họ ở bất cứ đâu thì “3D Artist” chỉ có thể được những người nghệ sĩ thể hiện trên các hình ảnh máy tính, được tạo nên nhờ những công cụ phần mềm hỗ trợ. Có thể nói những tác phẩm của một dân trong “ Nghề 3D Artist ” được tạo nên từ những dòng thuật toán trên nền tảng dữ liệu. Nghề 3D Artist là gì? 3D Artist là một nhà thiết kế đồ họa chuyên biệt, họ là những người thông thạo công nghệ máy tính và phần mềm thiết kế mới nhất. Với một 3D Artist , trách nhiệm và nghĩa vụ của bạn bao gồm thiết kế và tạo hoạt ảnh 3D cho các ngành khác nhau bao gồm ứng dụng di động, y học, khoa học, trò chơi điện tử và tiếp thị. Một 3D Artist sử dụng năng khiếu nghệ thuật và sự sáng tạo cùng với chuyên môn kỹ thuật của mình để đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng dù cho nó có thật sự oái oăm đến mức nào. Có cả một nền tảng nghệ thuật về nhiếp ảnh hoặc vẽ cũng như các kỹ năng máy tính đặc biệt có thể rất hữu ích trong sự nghiệp này. Các công cụ hỗ trợ cho dân 3D Artist Để dân 3D Artist tạo ra được những tác phẩm thì họ cần có những công cụ hỗ trợ, nên ở đây chúng ta sẽ nói đến Blender Blugin. Blender là một trong các công cụ phổ biến trong Ngành 3D Artist . Blender Plugin là gì? Blender...

By stationd
Top 10 câu hỏi phỏng vấn Golang Developer thường gặp

Top 10 câu hỏi phỏng vấn Golang Developer thường gặp

Go hay Golang là ngôn ngữ lập trình do Google thiết kế và phát triển từ năm 2009, ra đời với mục đích khai thác tối đa nền tảng đa lõi của bộ vi xử lý và hoạt động đa nhiệm tốt hơn. Với sức mạnh của Golang, hiện nay có khá nhiều dự án đang lựa chọn ngôn ngữ lập trình này để phát triển, và vì thế nhu cầu tuyển dụng Golang ngày càng lớn hơn. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu top 10 câu hỏi phỏng vấn Golang Developer để cùng có sự chuẩn bị tốt nhất trước cơ hội việc làm này nhé. Câu 1: Bạn có thể nói gì về ngôn ngữ lập trình Golang Go hay Golang là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở giúp xây dựng phần mềm một cách dễ dàng, tin cậy và hiệu quả do các kỹ sư hàng đầu của Google phát triển. Golang được khởi nguồn từ năm 2007 và được chính thức công bố dưới dạng mã nguồn mở năm 2009. Phiên bản ổn định 1.0 được Google giới thiệu vào tháng 3/2012. Năm 2018, Google có thông báo về Golang 2 với sự chung tay phát triển của cộng đồng, mặc dù vậy đến hiện nay thì Golang 2 vẫn chưa có kế hoạch về ngày ra mắt. Sứ mệnh của Golang là giúp tăng năng suất phần mềm, đặc biệt là ở lĩnh vực multicore processing (xử lý đa nhân), network (mạng) và những dự án có source code rất lớn. Câu 2: Nêu những đặc tính của Golang Golang là một ngôn ngữ kiểu tĩnh (static typed) tức là mọi thứ trong nó đều phải được khai báo kiểu. Ban đầu ngôn ngữ này sử dụng trình biên...

By stationd
Mẫu CV IT tiếng Anh hấp dẫn nhà tuyển dụng

Mẫu CV IT tiếng Anh hấp dẫn nhà tuyển dụng

Mẫu CV IT tiếng Anh (CV English IT) chuẩn là như nào? Bạn đang gặp những khó khăn khi viết CV IT? Đừng lo lắng vì chỉ với vài phút đọc bài viết sau, các bạn sẽ tham được các mẫu CV IT ấn tượng nhất. Thế nào là một CV IT English chuẩn? Việc đảm bảo các nội dung cơ bản của một CV rất quan trọng. Vì nó sẽ là yếu tố quyết định CV của bạn có chỉn chu, chuyên nghiệp hay không? Đồng thời, CV cũng là tấm vé để bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. >>> Xem thêm: CV IT Developer là gì? Viết CV IT Developer như thế nào là chuẩn? Dù là CV IT tiếng Anh (CV IT English) hay tiếng Việt, bạn vẫn phải đảm bảo những nội dung cơ bản dưới đây: Thông tin cá nhân (Personal details) Liệt kê ngắn gọn họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ nơi ở, email, một số kênh liên lạc khác. Đặc biệt, bạn nên có hình đại diện. Lưu ý hình ảnh phải rõ mặt, email phải đặt đúng quy chuẩn. Bạn có thể tăng thêm dấu ấn cá nhân bằng một vài câu châm ngôn mình yêu thích. Mục tiêu nghề nghiệp (Career Objective) Nêu rõ các định hướng mà bạn đang lập ra cho kế hoạch phát triển nghề nghiệp. Sau đó, hãy tóm tắt trong vòng 2-3 câu mục tiêu ngắn hạn/dài hạn. Trình độ học vấn (Education and Qualifications) Trình bày ngắn gọn các nội dung như bằng cấp học học thuật, tên trường và ngành học. Kinh nghiệm làm việc (Work Experience ) Hãy thông minh trong việc lựa chọn và liệt kê những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí...

By stationd
Phỏng Vấn Data Analyst: TOP 5 Câu Hỏi Bạn Không Nên Bỏ Qua!

Phỏng Vấn Data Analyst: TOP 5 Câu Hỏi Bạn Không Nên Bỏ Qua!

Để hoàn thành tốt bất cứ quá trình ứng tuyển nào, việc chuẩn bị trước cho các buổi phỏng vấn luôn rất cần thiết nếu muốn có một kết quả thành công. Với vị trí hot như Data Analyst, đâu là những câu hỏi mà ứng viên nên tham khảo trước và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình? Tìm hiểu thêm về top những câu hỏi phỏng vấn Data Analyst mà bạn không nên bỏ qua với bài viết dưới đây nhé! Top câu hỏi phỏng vấn dành cho Business Analyst 1. Điều gì khiến bạn quyết định trở thành một Data Analyst? Mục tiêu nghề nghiệp, lý do lựa chọn công việc là một câu hỏi quen thuộc trong hầu hết các buổi phỏng vấn ở mọi ngành nghề. Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này là để xác định được quyết tâm cũng như mức độ gắn bó của bạn với công việc ra sao, bạn đã có những kinh nghiệm gì và có thể đóng góp được gì cho vị trí mà công ty đang đăng tuyển. Với một nhà phân tích dữ liệu, câu trả lời của bạn có thể xoay quanh đam mê với việc nghiên cứu những con số, phân tích và đánh giá số liệu chẳng hạn. Đây là một câu hỏi rộng, và không có bất cứ khuôn khổ nào cho nó cả, việc yêu thích số liệu và hứng thú trong việc diễn giải nó hoàn toàn có thể là lý do để bạn lựa chọn gắn bó với công việc. Bạn càng trả lời sáng tạo và hấp dẫn sẽ càng để lại ấn tượng trong mắt người phỏng vấn, cũng như tạo thiện cảm trong suốt buổi phỏng vấn. 2. Trách nhiệm chính...

By stationd