Tuốt tuồn tuột về 4 loại Apollo Client Fetching

Công Nghệ
Tuốt tuồn tuột về 4 loại Apollo Client Fetching

Bài viết được sự cho phép của tác giả Kiên Nguyễn

Làm việc với Apollo Client Fetching chắc chắn anh em sẽ gặp 4 từ khoá chính là Queries, Mutation, Subscriptions và Fragment.

Bài viết này mình tham khảo từ trang document của Apollo Client GraphQL, giải thích lại một cách dễ hiểu hơn về các kiểu Fetching. Do tham khảo từ document nên một số nội dung khác ngoài định nghĩa và ví dụ tôi sẽ không đem vào.

Cảm ơn anh em và bắt đầu với Queries thôi.

Xem thêm việc làm SSIS hấp dẫn trên Station D

1. Apollo Client Queries

Queries thì chắc chắn là quá familiar với anh em rồi. Query là để collect data, Apollo Client Queries cũng sinh ra với mục đích tương tự như vậy (Fetch data với useQuery hook).

Tuy nhiên Query này thì khác với Query bên SQL, nên nếu anh em nào beginner với GraphQL chắc ghé đọc qua tí rồi hãy quay lại.

Ví dụ về Queries:

import { gql, useQuery } from '@apollo/client';

const GET_DOGS = gql`
query GetDogs {
dogs {
id
breed
}
}
`;

Phía trên là câu query với GraphQl, query name là GET_DOGS. Primary API mà ta sử dụng là useQuery, argument cho nó là query string. Data trả về từ query sẽ bao gồm 3 thứ.

  • loading
  • error
  • data

Một cái hay của Apollo Client Queries là nó hỗ trợ Caching query result.

Whenever Apollo Client fetches query results from your server, it automatically caches those results locally. This makes subsequent executions of the same query extremely fast.

Khi Apollo Client fetch data từ server, nó sẽ tự động cache lại kết quả ở phía local. Điều này tăng performance do ở những lần query tiếp theo, kết quả sẽ trả về rất nhanh.

Apollo ClientApollo ClientNguồn ảnh: apollographql.com

Cache thì dễ, nhưng lúc update data mới thì sao?. Phải clear hoặc update cache nếu không data trả về sẽ bị sai.

1.1 Các loại Queries Cache

Với câu hỏi này thì Apollo hỗ trợ 2 chiến lược để update lại data:

  • Thứ nhất là Polling
  • Thứ hai là Refetching

Polling thì đúng như cái tên của nó, về cơ bản thì thằng này gần với realtime. Gần thôi nha anh em, vì nó sẽ fetch data theo định kì chứ không phải fetch liên tục.

Polling provides near-real-time synchronization with your server by executing your query periodically at a specified interval.

Polling cung cấp giải pháp gần với realtime data. Cách làm là query theo định kì tới server (theo khoảng thời gian thiết lập cố định)

Ông cố nội Refetching thì khác, ông này cũng update query result, nhưng chỉ lúc nào user có action nào đó. Ví dụ như khi chuyển page sẽ update lại total items chưa xem chẳng hạn.

Refetching enables you to refresh query results in response to a particular user action, as opposed to using a fixed interval.

Refetch chung cho phép “Làm tươi mới” kết quả lấy được từ query dựa trên actions của user. Cái này thì là fixed interval

Thôi viết đến đây, chi tiết cụ thể anh em có thể lên Docs của Apollo đọc ha, ta đi tiếp với Mutation.

2. Apollo Client Mutation

Khác với Queries như ở mục một, nhắc tới query là anh em biết ngay collect data từ backend. Định nghĩa về mutation trong Apollo Client đơn giản hơn nhiều.

2.1 Định nghĩa

Mutations đẻ ra để trả lời cho câu hỏi:

How to modify back-end data?

Làm thế nào để chỉnh sửa data backend?

Câu trả lời thì không thể dễ dàng hơn, mutations. Mutations đẻ ra để thực hiện các methods như REST API ta thường thực hiện (POST, PUT, UPDATE, PATCH, …)

Về mấy cái method này anh em có thể tham khảo bài Http Methods: thất tinh bắc đẩu trận.

Giờ cùng xem thử với Apollo Client Mutation thì làm sao có thể modify data:

import { gql, useMutation } from '@apollo/client';

// Define mutation
const INCREMENT_COUNTER = gql`
# Increments a back-end counter and gets its resulting value
mutation IncrementCounter {
currentValue
}
`;

function MyComponent() {
// Pass mutation to useMutation

const [mutateFunction, { data, loading, error }] = useMutation(INCREMENT_COUNTER);
}

Đầu tiên là khúc import, khúc này cần work với những API nào bên Apollo thì ta cần thảy vào.

The useMutation React hook is the primary API for executing mutations in an Apollo application.

useMutation trong React hook là API chính để thực thi mutations trong ứng dụng Apollo

Apollo Client MutationApollo Client MutationNguồn ảnh: apollographql.com

Sau khi dã khai báo thì ta cần pass câu query vào useMutation câu query cần thực thi.

const [mutateFunction, { data, loading, error }] = useMutation(INCREMENT_COUNTER);

Tiện lợi không khác gì Queries, nhưng có một điều anh em cần nhớ kĩ:

Unlike useQueryuseMutation doesn’t execute its operation automatically on render. Instead, you call this mutate function.

Không giống như useQuery, useMutation không thực thi một cách tự động khi component khi render. Thay vào đó, ta cần phải gọi mutate function

Cái này thì dễ hiểu, tại vì các actions change tới DB thường mapping tới các actions của user trên FE. Tuy nhiên, với các actions initial khi render, ta cũng thoải mái gọi các function mutation để thực thi.

2.2 Một số thứ khác

Còn data, loading thì tương tự như useQuery, cái này anh em có thể tham khảo ở mục Result bên Apollo Client

function AddTodo() {
let input;

const [addTodo, { data, loading, error }] = useMutation(ADD_TODO);

if (loading) return 'Submitting...';
if (error) return `Submission error! ${error.message}`;

return (

{
e.preventDefault();addTodo({ variables: { text: input.value } });
input.value = ”;
}}
>
{
input = node;
}}
/>
);
}

Ví dụ trên đây thì onSubmit (line 12) sẽ gọi tới mutation function. Apollo Client lúc này sẽ gọi tới Apollo Server để thực thi.

Một số các topics khác liên quan tới Mutation như Providing optionsTracking mutation status và Resetting mutation status thì anh em có thể tham khảo trên trang docs nha. Mình không viết kĩ quá ở đây.

3. Apollo Client Subscriptions

Ngoài queries và mutations, GraphQL cũng support thêm một kiểu tương tác với Apollo Server khác là Subscriptions.

3.1 Định nghĩa

Vậy Subscriptions là gì?

Về mặt bản chất thì Subscriptions cũng giống như Queries, nhưng có một điểm khác biệt chí mạng là chữ “real time”.

Unlike queries, subscriptions are long-lasting operations that can change their result over time. They can maintain an active connection to your GraphQL server (most commonly via WebSocket), enabling the server to push updates to the subscription’s result.

Không giống như queries, subscriptions là một hoạt động lâu dài có thể thay đổi kết quả của chúng trong thời gian thực. Nó cho phép ta duy trì kết nối tới GraphQL Server (thông thường thông qua WebSocket), cho phép máy chủ gửi data mới nhất về kết quả của subscriptions.

Lý thuyết lèo nhèo là thế, về cơ bản ta cứ nhớ Apollo client Subscriptions là real time data. Dựa trên cơ chế của web socket, server có thể liên tục trả về data mới cho client thông qua một connection alive. Tiện lợi mà không cần mò mẫm tới Web Socket.

Subscriptions are useful for notifying your client in real time about changes to back-end data, such as the creation of a new object or updates to an important field.

Subscription rất có lợi khi ta muốn thông báo cho user sự thay đổi data real time. Giống như khởi tạo một object mới hoặc update một field nào đó quan trọng.

3.2 Khi nào nên xài?

Khi nào ta nên sử dụng Subscriptions?

Small, incremental changes to large objects. Repeatedly polling for a large object is expensive, especially when most of the object’s fields rarely change. Instead, you can fetch the object’s initial state with a query, and your server can proactively push updates to individual fields as they occur.

Các đối tượng nhỏ, tăng dần đôi với các đối tượng bự hơn. Lặp đi lặp lại polling cho một object bự thì khá là tốn kém. Đặc biệt là field trong một object rất ít khi thay đổi. Thay vào đó, ta có thể fetch trạng thái ban đầu của một object thông qua query, sau đó server sẽ trả về các update tới các field đo khi có thay đổi.

Má, viết vậy có khi dễ hiểu hơn.

Sau đây là ví dụ cụ thể. Về phía server:

type Subscription {
commentAdded(postID: ID!): Comment
}

Subscriptions là đăng kí, ở phía server khi viết function này đồng nghĩa với việc ta đăng kí bất kì khi nào người dùng có comment mới add vào thì ta sẽ thực hiện một actions gì đó.

Ở phía client thì ta chỉ cần define subscription ta muốn Apollo Client thực thi:

const COMMENTS_SUBSCRIPTION = gql`
subscription OnCommentAdded($postID: ID!) {
commentAdded(postID: $postID) {
id
content
}
}
`;

4. Apollo Client Fragments

Fragments thì hơi confuse, nhưng anh em cứ bám vào title trên document nha.

Share fields between operations

Chia sẻ fields giữa các thao tác

GraphQL fragment is a piece of logic that can be shared between multiple queries and mutations.

GraphQL Fragment là một phần logic cho phép chia sẻ giữa các câu queries và mutations.

fragment NameParts on Person {
firstName
lastName
}

Mỗi thằng Fragment sẽ bao gồm một tập hợp con của các trường thuộc kiểu liên kết của nó. Ví dụ ở trên thì thằng Person sẽ khai báo firstName, và thằng lastName thì thuộc về thằng NameParts.

Lúc này thằng NameParts sẽ trở thành Fragments, ta có thể thêm Fragment vào bất kì cái queries và mutations nào có liên quan tới Person.

query GetPerson {
people(id: "7") {
...NameParts
avatar(size: LARGE)
}
}

Khi thêm NameParts, câu query này tương đương với:

query GetPerson {
people(id: "7") {
firstName
lastName
avatar(size: LARGE)
}
}

Ngon, vậy lúc nào thì ta cần xài tới Fragments. Cái này quan trọng, kinh nghiệm thực tế là nhiều bạn trong teams mình sử dụng Fragments theo kiểu dùng dao mổ trâu đi thịt chim sẻ.

  • Sharing fields between multiple queries, mutations or subscriptions.
  • Breaking your queries up to allow you to co-locate field access with the places they are used.

Đầu tiên là chia sẻ fields giữa các queries, mutations. Thứ hai là bẻ nhỏ queries ra, cho phép xác định chính xác field đó sẽ được sử dụng ở đâu.

Viết mệt vãi nhưng anh em yên tâm. GraphQL sẽ là một topics lớn và có bài ra thường xuyên nha.

Bài viết gốc được đăng tải tại kieblog.vn

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm công việc CNTT hấp dẫn trên Station D

Bài viết liên quan

Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bộ cài đặt Laravel Installer đã hỗ trợ tích hợp Jetstream

Bài viết được sự cho phép của tác giả Chung Nguyễn Hôm nay, nhóm Laravel đã phát hành một phiên bản chính mới của “ laravel/installer ” bao gồm hỗ trợ khởi động nhanh các dự án Jetstream. Với phiên bản mới này khi bạn chạy laravel new project-name , bạn sẽ nhận được các tùy chọn Jetstream. Ví dụ: API Authentication trong Laravel-Vue SPA sử dụng Jwt-auth Cách sử dụng Laravel với Socket.IO laravel new foo --jet --dev Sau đó, nó sẽ hỏi bạn thích stack Jetstream nào hơn: Which Jetstream stack do you prefer? [0] Livewire [1] inertia > livewire Will your application use teams? (yes/no) [no]: ... Nếu bạn đã cài bộ Laravel Installer, để nâng cấp lên phiên bản mới bạn chạy lệnh: composer global update Một số trường hợp cập nhật bị thất bại, bạn hãy thử, gỡ đi và cài đặt lại nha composer global remove laravel/installer composer global require laravel/installer Bài viết gốc được đăng tải tại chungnguyen.xyz Có thể bạn quan tâm: Cài đặt Laravel Làm thế nào để chạy Sql Server Installation Center sau khi đã cài đặt xong Sql Server? Quản lý các Laravel route gọn hơn và dễ dàng hơn Xem thêm Tuyển dụng lập trình Laravel hấp dẫn trên Station D

By stationd
Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Principle thiết kế của các sản phẩm nổi tiếng

Tác giả: Lưu Bình An Phù hợp cho các bạn thiết kế nào ko muốn làm code dạo, design dạo nữa, bạn muốn cái gì đó cao hơn ở tầng khái niệm Nếu lập trình chúng ta có các nguyên tắc chung khi viết code như KISS , DRY , thì trong thiết kế cũng có những nguyên tắc chính khi làm việc. Những nguyên tắc này sẽ là kim chỉ nam, nếu có tranh cãi giữa các member trong team, thì cứ đè nguyên tắc này ra mà giải quyết (nghe hơi có mùi cứng nhắc, mình thì thích tùy cơ ứng biến hơn) Tìm các vị trí tuyển dụng designer lương cao cho bạn Nguyên tắc thiết kế của GOV.UK Đây là danh sách của trang GOV.UK Bắt đầu với thứ user cần Làm ít hơn Thiết kế với dữ liệu Làm mọi thứ thật dễ dàng Lặp. Rồi lặp lại lần nữa Dành cho tất cả mọi người Hiểu ngữ cảnh hiện tại Làm dịch vụ digital, không phải làm website Nhất quán, nhưng không hòa tan (phải có chất riêng với thằng khác) Cởi mở, mọi thứ tốt hơn Bao trừu tượng luôn các bạn, trang Gov.uk này cũng có câu tổng quát rất hay Thiết kế tốt là thiết kế có thể sử dụng. Phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng, dễ đọc nhất nhất có thể. Nếu phải từ bỏ đẹp tinh tế – thì cứ bỏ luôn . Chúng ta tạo sản phẩm cho nhu cầu sử dụng, không phải cho người hâm mộ . Chúng ta thiết kế để cả nước sử dụng, không phải những người đã từng sử dụng web. Những người cần dịch vụ của chúng ta nhất là những người đang cảm thấy khó sử dụng dịch...

By stationd
Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Hiểu về trình duyệt – How browsers work

Bài viết được sự cho phép của vntesters.com Khi nhìn từ bên ngoài, trình duyệt web giống như một ứng dụng hiển thị những thông tin và tài nguyên từ server lên màn hình người sử dụng, nhưng để làm được công việc hiển thị đó đòi hỏi trình duyệt phải xử lý rất nhiều thông tin và nhiều tầng phía bên dưới. Việc chúng ta (Developers, Testers) tìm hiểu càng sâu tầng bên dưới để nắm được nguyên tắc hoạt động và xử lý của trình duyệt sẽ rất hữu ích trong công việc viết code, sử dụng các tài nguyên cũng như kiểm thử ứng dụng của mình. Cách để npm packages chạy trong browser Câu hỏi phỏng vấn mẹo về React: Component hay element được render trong browser? Khi hiểu được cách thức hoạt động của trình duyệt chúng ta có thể trả lời được rất nhiều câu hỏi như: Tại sao cùng một trang web lại hiển thị khác nhau trên hai trình duyệt? Tại sao chức năng này đang chạy tốt trên trình duyệt Firefox nhưng qua trình duyệt khác lại bị lỗi? Làm sao để trang web hiển thị nội dung nhanh và tối ưu hơn một chút?… Hy vọng sau bài này sẽ giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn cũng như giúp ích được trong công việc hiện tại. 1. Cấu trúc của một trình duyệt Trước tiên chúng ta đi qua cấu trúc, thành phần chung và cơ bản nhất của một trình duyệt web hiện đại, nó sẽ gồm các thành phần (tầng) như sau: Thành phần nằm phía trên là những thành phần gần với tương tác của người dùng, càng phía dưới thì càng sâu và nặng về xử lý dữ liệu hơn tương tác. Nhiệm...

By stationd
Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Thị trường EdTech Vietnam- Nhiều tiềm năng nhưng còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam

Lĩnh vực EdTech (ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm giáo dục) trên toàn cầu hiện nay đã tương đối phong phú với nhiều tên tuổi lớn phân phối đều trên các hạng mục như Broad Online Learning Platforms (nền tảng cung cấp khóa học online đại chúng – tiêu biểu như Coursera, Udemy, KhanAcademy,…) Learning Management Systems (hệ thống quản lý lớp học – tiêu biểu như Schoology, Edmodo, ClassDojo,…) Next-Gen Study Tools (công cụ hỗ trợ học tập – tiểu biểu như Kahoot!, Lumosity, Curriculet,…) Tech Learning (đào tạo công nghệ – tiêu biểu như Udacity, Codecademy, PluralSight,…), Enterprise Learning (đào tạo trong doanh nghiệp – tiêu biểu như Edcast, ExecOnline, Grovo,..),… Hiện nay thị trường EdTech tại Việt Nam đã đón nhận khoảng đầu tư khoảng 55 triệu đô cho lĩnh vực này nhiều đơn vị nước ngoài đang quan tâm mạnh đến thị trường này ngày càng nhiều hơn. Là một trong những xu hướng phát triển tốt, và có doanh nghiệp đã hoạt động khá lâu trong ngành nêu tại infographic như Topica, nhưng EdTech vẫn chỉ đang trong giai đoạn sơ khai tại Việt Nam. Tại Việt Nam, hệ sinh thái EdTech trong nước vẫn còn rất non trẻ và thiếu vắng nhiều tên tuổi trong các hạng mục như Enterprise Learning (mới chỉ có MANA), School Administration (hệ thống quản lý trường học) hay Search (tìm kiếm, so sánh trường và khóa học),… Với chỉ dưới 5% số dân công sở có sử dụng một trong các dịch vụ giáo dục online, EdTech cho thấy vẫn còn một thị trường rộng lớn đang chờ được khai phá. *** Vừa qua Station D đã công bố Báo cáo Vietnam IT Landscape 2019 đem đến cái nhìn toàn cảnh về các ứng dụng công...

By stationd