Hiểu về hook useRef của React như thế nào cho đúng

Công Nghệ
Hiểu về hook useRef của React như thế nào cho đúng
Bài viết được sự cho phép của tác giả Lưu Bình An Câu nói chào hàng của useState vẫn thường được nghe: thêm state vào trong function component. Làm animate siêu đơn giản với hook khi react component mount và unmount React hook là gì và lợi ích mà React...

Bài viết được sự cho phép của tác giả Lưu Bình An

Câu nói chào hàng của useState vẫn thường được nghe: thêm state vào trong function component.

const [value, setValue] = React.useState("init value");

Giả dụ tình huống là thế này, bạn làm gì đó mà nó ko liên quan đến UI, không cần re-render, nhưng vẫn muốn giá trị này cố định giữa các lần render? useState có thể cố định giá trị, nhưng ngặt nỗi nó sẽ trigger re-render nếu bị thay đổi

function usePersistentValue(initValue) {
  return React.useState({
    current: initialValue,
  })[0];
}

Vì chúng ta không muốn trigger re-render, nên chỉ trả về giá trị của state (phần tử đầu tiên trong mảng), không trả về hàm để cập nhập nó.

Vẫn còn chưa rõ ràng lắm nhỉ, thí dụ trong trong ứng dụng chúng ta muốn có một giá trị counter tăng lên 1 từng giây, một button đế stop việc đó.

function Counter() {
  const [count, setCount] = React.useState(0);

  let id;

  const clear = () => {
    window.clearInterval(id);
  };

  React.useEffect(() => {
    id = window.setInterval(() => {
      setCount((c) => c + 1);
    }, 1000);

    return clear;
  }, []);

  return (
    <div>
      <h1>{count}</h1>
      <button onClick={clear}>Stop</button>
    </div>
  );
}

Code này chạy không? Không, lý do? bạn có để ý biến id giữa các lần chạy (render) là khác nhau, nói cách khác bạn không clear được cái interval đã setup.

Việc làm lập trình React lương cao 2 năm KN

Bạn sẽ phải viết lại sử dụng cách usePersistentValue ở trên

function usePersistentValue(initialValue) {
  return React.useState({
    current: initialValue,
  })[0];
}

function Counter() {
  const [count, setCount] = React.useState(0);
  const id = usePersistentValue(null);

  const clearInterval = () => {
    window.clearInterval(id.current);
  };

  React.useEffect(() => {
    id.current = window.setInterval(() => {
      setCount((c) => c + 1);
    }, 1000);

    return clearInterval;
  }, []);

  return (
    <div>
      <h1>{count}</h1>
      <button onClick={clearInterval}>Stop</button>
    </div>
  );
}

Nói có cảm giác hơi sai trái khi hack như vậy, nhưng nó chạy được.

Tuy nhiên không khuyến khích bạn tự viết như vậy, vì việc cố định giá trị giữa các lần render là nhu cầu khá bình thường nên bạn sẽ được team React làm sẵn cho một API mà xài: useRef

Vẫn là đoạn ứng dụng trên nhưng giờ chúng ta viết lại nó bằng useRef

function Counter() {
  const [count, setCount] = React.useState(0);
  const id = React.useRef(null);

  const clearInterval = () => {
    window.clearInterval(id.current);
  };

  React.useEffect(() => {
    id.current = window.setInterval(() => {
      setCount((c) => c + 1);
    }, 1000);

    return clearInterval;
  }, []);

  return (
    <div>
      <h1>{count}</h1>
      <button onClick={clearInterval}>Stop</button>
    </div>
  );
}

Công dụng của useRef như đã đề cập, cố định dữ liệu giữa các lần re-render, truy xuất giá trị đó qua thuộc tính current

Một ứng dụng rất phổ biến của useRef là truy xuất đến DOM node. Thí dụ để set focus của input

function Form() {
  const nameRef = React.useRef();
  const emailRef = React.useRef();
  const passwordRef = React.useRef();

  const handleSubmit = (e) => {
    e.preventDefault();

    const name = nameRef.current.value;
    const email = emailRef.current.value;
    const password = passwordRef.current.value;

    console.log(name, email, password);
  };

  return (
    <React.Fragment>
      <label>
        Name:
        <input placeholder="name" type="text" ref={nameRef} />
      </label>
      <label>
        Email:
        <input placeholder="email" type="text" ref={emailRef} />
      </label>
      <label>
        Password:
        <input placeholder="password" type="text" ref={passwordRef} />
      </label>

      <hr />

      <button onClick={() => nameRef.current.focus()}>Focus Name Input</button>
      <button onClick={() => emailRef.current.focus()}>
        Focus Email Input
      </button>
      <button onClick={() => passwordRef.current.focus()}>
        Focus Password Input
      </button>

      <hr />

      <button onClick={handleSubmit}>Submit</button>
    </React.Fragment>
  );
}

Bài viết gốc được đăng tải tại Vui Lập Trình

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm các việc làm Developer hấp dẫn tại Station D

Bài viết liên quan

Ngành IT: Làm việc “trên mây” kiếm nhiều tiền nhất hiện nay

Ngành IT: Làm việc “trên mây” kiếm nhiều tiền nhất hiện nay

Kết quả từ cuộc khảo sát đầu năm của Station D về lương bổng của lập trình viên cho thấy nhiều thay đổi đã và đang diễn ra trong ngành IT – cuộc khảo sát tập trung vào các câu hỏi về khối lượng công việc, triển vọng cũng như...

By stationd
Đâu chỉ mỗi Bitcoin, công nghệ Blockchain còn nhiều ứng dụng hơn thế!

Đâu chỉ mỗi Bitcoin, công nghệ Blockchain còn nhiều ứng dụng hơn thế!

Khi nhắc đến blockchain , lập tức mọi người thường nghĩ ngay đến các loại tiền mã hóa, chẳng hạn như bitcoin. Tuy nhiên, blockchain lại là công nghệ tạo ra tiền mã hóa nhưng bản thân công nghệ này không phải là tiền mã hóa như cách mà chúng...

By stationd
Mock phương thức static trong Unit Test sử dụng PowerMock

Mock phương thức static trong Unit Test sử dụng PowerMock

Bài viết được sự cho phép của tác giả Nguyễn Hữu Khanh Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn Mock các phương thức static trong Unit Test các bạn nhé! Nếu bạn nào chưa biết về Mock trong Unit Test thì mình có thể nói sơ qua...

By stationd
Một "thuật ngữ ma" đã tồn tại 75 năm trên internet, nó đang "ám" vào các mô hình AI, và sẽ còn tiếp tục tồn tại cho đến vĩnh cửu

Một "thuật ngữ ma" đã tồn tại 75 năm trên internet, nó đang "ám" vào các mô hình AI, và sẽ còn tiếp tục tồn tại cho đến vĩnh cửu

Một lời cảnh báo cho những người thích trích dẫn kiểu "nguồn sưu tầm", "nguồn internet" hay "nguồn AI", họ có thể sẽ đào lên được những "hóa thạch số" vô nghĩa.

By admin
Cảnh Báo Malware Giả Mạo Hợp Đồng Việc Làm: Tập Tin .EXE Nguy Hiểm Đội Lốt PDF/Word

Cảnh Báo Malware Giả Mạo Hợp Đồng Việc Làm: Tập Tin .EXE Nguy Hiểm Đội Lốt PDF/Word

Kẻ xấu đang lợi dụng nhu cầu tìm việc để phát tán phần mềm độc hại (malware) dưới dạng tệp 'hợp đồng' giả mạo. Hãy cảnh giác với những file có icon Word/PDF nhưng thực chất là .exe. Nếu mở, máy tính của bạn có thể bị đánh cắp toàn bộ thông tin cá nhân, cookie và mật khẩu.

By admin